Đăng ký xuất bản

Nhà xuất bản là tổ chức khai thác các bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành trực tiếp hoặc qua các phương tiện điện tử. Để thực hiện in các bản thảo, bản mẫu của biên tập, nhà xuất bản phải thực hiện đăng ký nhà xuất bản. 

  1. Xuất bản phẩm là gì?

Căn cứ Điều 4 Luật Xuất Bản 2012 quy định:

Xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử

Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giao dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các hình thức sau đây:

– Sách in;

– Sách chữ nổi;

– Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp;

– Các loại lịch;

– Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.

Ảnh minh họa
2. Đăng ký xuất bản 

Trước khi xuất bản tác phẩm, tài liệu hoặc tái bản xuất bản phẩm, nhà xuất bản phải đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông.

Việc đăng ký xuất bản không giới hạn số lượng tác phẩm, tài liệu, xuất bản phẩm trong mỗi lần đăng ký

Nội dung đăng ký xuất bản phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản và nhà xuất bản chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đăng ký xuất bản. 

3. Hồ sơ đăng ký xuất bản 

Căn cứ Khoản 2 Điều 10 Nghị định 195/2013/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký xuất bản gồm:

– Bản đăng ký, trong đó có tóm tắt về đề tài, chủ đề và nội dung của từng tác phẩm, tài liệu đăng ký xuất bản, xuất bản phẩm đăng ký tái bản, các thông tin khác theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định

– Văn bản thẩm định nội dung đối với tác phẩm, tài liệu thuộc loại phải thẩm định

4. Thời hạn 

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông phải xác nhận đăng ký xuất bản bằng văn bản, cấp số xác nhận đăng ký xuất bản từng tác phẩm, tài liệu hoặc xuất bản phẩm tái bản và cấp mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN); trường hợp không xác nhận đăng ký phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Văn bản xác nhận đăng ký xuất bản là căn cứ để nhà xuất bản ra quyết định xuất bản đối với từng tác phẩm, tài liệu, xuất bản phẩm tái bản. Thời hạn để ra quyết định xuất bản chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm xác nhận đăng ký; trường hợp không thực hiện việc xuất bản, nhà xuất bản phải báo cáo với Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 31 tháng 3 của năm liền sau năm xác nhận đăng ký và số xác nhận đăng ký xuất bản, mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN) đã được cấp không còn giá trị thực hiện.


Xem thêm:

Điều kiện của cá nhân khi phát hành xuất bản phẩm điện tử

Giấy phép thành lập nhà xuất bản


Lưu ý: Các thông tin, nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.comTikok: www.tiktok.com/@lscchannel

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *