Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm

Hỏi: Hiện nay Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Xin hỏi luật sư, tôi muốn đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm thì hồ sơ gồm những giấy tờ gì? Trường hợp nào không được tổ chức dạy thêm? (Chị Hoa – Bắc Giang) 

Văn phòng luật sư Dương Công trả lời (Câu trả lời chỉ mang tính chất minh họa):

  1. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm 

Căn cứ Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường:

“Điều 6. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường

1. Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:

a) Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;

b) Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).

…………”

Căn cứ Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định đăng ký hộ kinh doanh:

“Điều 87. Đăng ký hộ kinh doanh

1. Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.

2. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

a) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

…..”

Theo đó, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường thì phải đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật. Như vậy, hồ sơ đăng ký kinh doanh dạy thêm năm 2025 theo hình thức hộ kinh doanh gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
  • Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
Nguồn: Internet

2. Không được tổ chức dạy thêm trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định các trường hợp không được dạy thêm bao gồm:

– Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống.

– Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

– Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

3. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp khi nào?

Căn cứ Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh:

“Điều 82. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

1. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp cho hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định này. Hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

b) Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định này;

c) Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;

d) Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

2. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp trên cơ sở thông tin trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh do người thành lập hộ kinh doanh tự khai và tự chịu trách nhiệm.

………”

Theo quy định trên, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp khi hộ kinh doanh có đủ các điều kiện sau:

– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh

– Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định như sau:

+ Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Cụm từ “Hộ kinh doanh”; Tên riêng của hộ kinh doanh.

+ Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

+ Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.

+ Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.

+ Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.

– Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ

– Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.


Xem thêm:

Các loại thuế mà hộ kinh doanh dạy thêm phải nộp 

Một số quy định về dạy thêm, học thêm Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT


Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com
Tiktok: tiktok.com/@lscchannel

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *