Nhãn hiệu

Thương hiệu là thuật ngữ khá thông dụng tuy nhiên dưới góc độ pháp lý thì thương hiệu được hiểu là Nhãn hiệu. Trong bài viết này, Chúng tôi tiếp cận dưới góc độ bao quát nhất về vấn đề này.

1- Nhãn hiệu là gì?

Theo Luật Sở hữu trí tuệ thì “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” và “là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa”

Nhãn hiệu được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh ba chiều hoặc sự kết hợp các yêu tố đó… khá phổ biến. Còn nhãn hiệu âm thanh là hình thức khá mới mẻ tại Việt Nam, mới được bổ sung theo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2022.

là ký hiệu của Trademark, nghĩa là nhãn hiệu. Trademark là những ký hiệu để phân biệt sản phẩm dịch vụ hoặc của chính một tổ chức cá nhân này với một tổ chức, cá nhân khác. Ở một số quốc gia, người ta còn sử dụng cả SM (Service Mark, nghĩa là dấu hiệu dịch vụ) cho các sản phẩm dịch vụ. Trong một số môi trường luật pháp, một nhãn hiệu chưa được đăng ký cũng có thể được doanh nghiệp gắn TM hoặc SM lên.

2- Chức năng của nhãn hiệu

  • Chức năng phân biệt: Giúp phân biệt hàng hóa dịch vụ của các chủ sở hữu khác nhau;
  • Chức năng chỉ dẫn về nguồn gốc: Giúp người tiêu dùng nhận biết được nguồn gốc của hàng hóa, dich vụ;
  • Chức năng thông tin về chất lượng: chứa những thông tin gián tiếp về chất lượng sản phẩm dịch vụ;
  • Chức năng về quảng cáo- Marketing: Truyền đạt đến người tiêu dùng uy tín của sản phẩm/ dịch vụ mang nhãn hiệu;

Đây là những chức năng chính của nhãn hiệu nên có nhiều tiêu chính là mọi người cho rằng đây là thương hiệu

3- Các loại nhãn hiệu

  • Nhãn hiệu thông thường: đây là loại nhãn hiệu phổ biến nhất, luôn gắn với một chủ sở hữu nhãn hiệu của một tổ chức, cá nhân.
  • Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
  • Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam.

3- Hình thức của nhãn hiệu

Nhãn hiệu khá đa dạng và phong phú. Trong phần này chúng tôi chỉ mô phỏng và chỉ mang tính tương đối, không bao hàm đã được bảo hộ theo quy định pháp luật. Các nhãn hiệu này được tham khảo tại Cục sở hữu trí tuệ.

3.1 Nhãn hiệu gồm chữ, số  đơn thuần hoặc được cách điệu

  •  Gồm các cụm chữ, số thông thường có nghĩa hoặc không nghĩa, bằng tiếng Việt hoặc ngôn ngữ khác
Nhãn hiệu thương hiệu nhãn hiệu (thương hiệu)
Nhãn hiệu cho gối, đệm Nhãn hiệu cho kinh doanh đồ ăn
Đăng ký nhãn hiệu
  • Gồm các cụm chữ, số được cách điệu có nghĩa hoặc không nghĩa, bằng tiếng Việt hoặc ngôn ngữ khác

3.2 Chỉ gồm hình ảnh (logo)

nhãn hiệu của công ty Pesico

3.3 Sự kết hợp giữa hình ảnh (Logo) và chữ, số

Nhãn hiệu là hình ảnh
Nhãn hiệu có hình quốc gia

 

3.4 Một số dạng nhãn hiệu khác

  • Dấu công ty (dấu pháp) cũng có thể đăng ký nhãn hiệu.
đăng ký thương hiệu
Hình ảnh con dấu này, đã được Tổng công ty cổ phần Bia rượu nước giải khát Hà Nội đăng ký

  • Có thể là sơ đồ, hình ảnh của sản phầm

Nhãn hiệu có thể là hình khai triển của sản phẩm
Mặt khai triển của sản phẩm Công ty CP Dược Nature Việt Nam; Số đơn: 4-2023-09197
  • Có thể là hình ảnh bao bì sản phẩm, tờ quảng cáo (bao gồm rất nhiều thông tin)
  • Nhãn hiệu có thể là hình ảnh của bao bì
    Thương hiệu
  • Có thể kèm theo hình ảnh một người, nhân vật

4- Cách thức xây dựng nhãn hiệu hiệu quả

Như đã liệt kê trên, nhãn hiệu rất đa dạng và phong phú. Việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu phải được quan tâm hàng đầu (có chiều sâu). Chẳng hạn như tài chính, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ…

Theo quy định nhãn hiệu được bảo hộ thì cần phải đăng ký (trừ trường hợp nổi tiếng). Do vậy, được tư vấn đầy đủ các khía cạnh pháp lý là rất cần thiết. Và một thực tế rằng, lĩnh vực SHTT là một lĩnh vực đặc thù do nên cân nhắc các Tổ chức Đại diện sở hữu công nghiệp để được tư vấn đầy đủ nhất. VPLS Dương Công là một tổ chức Đại diện sở hữu công nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận

Xem thêm  VPLS Dương Công được ghi nhận là Tổ chức đại diện quyền tác giả

 Tra cứu nhãn hiệu để làm gì?

Tại sao nên Đăng ký thương hiệu qua Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp

Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *