Các trường hợp Tòa án trả lại đơn kiện

Trả lại đơn khởi kiện là việc Tòa án sau khi xem xét thụ lý vụ án, đã trả lại đơn khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu kèm theo cho người khởi kiện bởi thấy việc khởi kiện chưa đáp ứng đủ các điều kiện khởi kiện nên không thể thụ lý vụ án. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ các trường hợp theo quy định pháp luật về trả lại đơn khởi kiện và những hệ quả pháp lý về vấn đề này.

                             Ảnh minh họa; Nguồn: Internet

1. Các trường hợp Tòa án trả lại đơn kiện

1.1. Trường hợp “người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự”

      Trường hợp người khởi kiện không có quyền khởi kiện. Đây là trường hợp người khởi kiện không thuộc trường hợp quy định tại Điều 186 Quyền khởi kiện vụ án và Điều 187 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015. Người khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố tụng dâ sự là người không có khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự theo quy định tại Điều 69 Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015

1.2. Trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện do “chưa có đủ điều kiện khởi kiện”
      Chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp các đương sự có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về các điều kiện để khởi kiện
Ví dụ: Theo quy định tại Điều 202 của Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai phải qua thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Do đó, kể từ ngày 01-7-2014 (ngày Luật Đất đai có hiệu lực thi hành), thì Tòa án chỉ xem xét, thụ lý tranh chấp đất đai khi tranh chấp đất đó đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. 
1.3. Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

   Ngoại lệ: đối với vụ án Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại; 1.4. Không nộp tạm ứng án phí hoặc không nộp lại biên lai tạm ứng án phí cho Tòa

Ngoại lệ: Người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng;

1.5. Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1.6. Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo quy định 

Ví dụ: Trong đơn khởi kiện, nguyên đơn không ghi đúng địa chỉ của bị đơn, mặc dù Tòa án yêu cầu bổ sung nhưng đã quá thời hạn do Tòa án ấn định mà nguyên đơn vẫn không bổ sung được

1.7. Người khởi kiện rút đơn khởi kiện.

2. Hậu quả pháp lý của việc trả lại đơn khởi kiện

+ Người khởi kiện không có quyền nộp lại đơn khởi kiện lại vụ án đối với các trường hợp trả lại đơn kiện do vụ án không thuộc thẩm quyền theo loại việc của tòa án, hoặc do sự việc đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có quyền nộp lại đơn khởi kiện: người khởi khởi kiện có quyền khởi kiện hoặc đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự (người chưa thành niên đã đủ 18 tuổi và có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ…)

+ Xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, xin thay đổi người gly tài sản, thay đổi người quản lý di sản hoặc vụ án đòi tài sản,cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện. Đây là loại tranh chấp mà có sự chuyển biến , thay đổi của tỉnh hình, quyền dã sự của chủ thể không còn được đảm bảo căn bản án, quyết định đã có hiệu lực pl trước đây, nên cần quy định cho chủ thể có khuyến khích lại để bảo vệ quyền dân sự của mình phù hợp với tình hình mới.

+ Vụ án mà trước đó tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp: a) người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện; b)nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt; c) đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã cứ vào quyền đó.

+ Đã có đủ điều kiện khởi kiện ví dụ: đơn khởi kiện đã được bổ sung đầy đủ nội dung theo yêu cầu của Tòa án.

+ Người khởi kiện đã nộp tiền tạm ứng án phí và xuất trình biên lại cho Tòa án sau khi Tòa án trả lại đơn khởi kiện, thì được coi là nộp đơn khởi kiện lại

+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật: là các trường hợp chưa quy định trong bộ luật tố tụng dân sự nhưng do quy định trong các văn bản pháp luật khác có hiệu lực hoặc trong điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên

    Do việc trả lại đơn khởi kiện không đúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền của các chủ thể nên pháp luật quy định người khởi kiện có quyền khiếu nại và Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị với chánh án Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện, chánh Tòa án phải giải quyết khiếu nại đó và quyết định giữ nguyên việc trả lại đơn kiện hoặc nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo để tiến hành thụ lý vụ án. Nếu vẫn không đồng ý với giải quyết khiếu nại, kiến nghị thì người khởi kiện có quyền khiếu nại, viện kiểm sát có quyền kiến nghị với chánh án tòa án cấp trên trực tiếp và quyết định của chánh án tòa án cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng.

3. Giải pháp nào hạn chế trả lại đơn kiện?

Như đã thông tin về các trường hợp tòa án trả lại đơn khởi kiện nêu trên, có những trường hợp được khởi kiện lại, có những trường hợp không được khởi kiện. Một điểm chung cho các điều này là mất rất nhiều thời gian, công sức của người khởi kiện và của cả tòa án. Nguyên nhân của thực trạng trên là do các quy định pháp luật rất phức tạp và người khởi kiện cần phải có kiến thức pháp luật cơ bản. Thực tế, cho thấy rất nhiều khách hàng của chúng tôi là những người trí thức, có những trường hợp đã từng công tác trong ngành pháp luật nhưng vẫn tìm đến văn phòng luật sư để được tư vấn và nhờ luật sư tham gia giải quyết vụ việc.

Đọc thêm: Tư vấn pháp luật trực tiếp theo yêu cầu tại Văn phòng Luật sư Dương Công

                   Các tranh chấp lao động không phải thông qua hòa giải trước khi khởi kiện

Văn phòng luật sư Dương công là tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam, với đội ngũ luật sư, chuyên viên có trình độ, chuyên môn sâu và nhiều năm kinh nghiệm sẽ là tiền đề không chỉ tư vấn các tình huống pháp lý mà còn đưa ra các giải pháp tối ưu cho tình huống pháp lý của khách hàng.

Lưu ý: Các thông tin, nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Mọi thắc măc vui lòng  liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066 (giờ hành chính)
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *