Mẫu đơn trình báo về tội phạm

Tố giác hoặc báo tin về tội phạm vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân nhằm góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội, phòng ngừa vi phạm pháp luật và đấu tranh phòng, chống tội phạm. Dưới đây là mẫu đơn trình báo về tội phạm và một số hướng dẫn về thủ tục trình báo.

1. Mẫu đơn trình báo

đơn trình báo, vpls dương công

2. Thủ tục trình báo công an

Bước 1: Xác định cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận 

Các cơ quan sau có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố:

  • Trong trường hợp hành vi phạm tội đang diễn ra hoặc hành vi phạm tội vừa kết thúc thì bị phát hiện, cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin đến Công an xã, phường, thị trấn nơi diễn ra hành vi phạm tội hoặc Công an xã, phường, thị trấn nơi gần nhất.
  • Trong trường hợp hành vi phạm tội xảy ra trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan, tổ chức, cá nhân báo tin, kiến nghị khởi tố đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an hoặc Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.
  • Đối với các trường hợp khác, cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm đến Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp huyện, Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp tỉnh, Cơ quan An ninh điều tra cấp tỉnh hoặc Công an xã, phường, thị trấn, Công an cấp huyện, Công an cấp tỉnh nơi xảy ra vụ việc phạm tội hoặc nơi phát hiện tội phạm, nơi cư trú của người bị tố giác, báo tin.
  • Cơ quan, tổ chức kiến nghị khởi tố đến Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp huyện, Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp tỉnh, Cơ quan An ninh điều tra cấp tỉnh nơi xảy ra vụ việc phạm tội hoặc nơi phát hiện tội phạm, nơi cư trú của người bị kiến nghị khởi tố.

Bước 2: Lựa chọn hình thức và tiến hành tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố có thể bằng các hình thức sau:

  • Bằng miệng (trực tiếp đến trình báo hoặc tố giác, báo tin qua điện thoại tới cơ quan có thẩm quyền được xác định tại Bước 1).
  • Bằng văn bản (gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính (bưu điện) tới cơ quan có thẩm quyền được xác định tại Bước 1).

Khi tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố tới cơ quan có thẩm quyền, cá nhân, cơ quan, tổ chức tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố cần cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu và trình bày rõ những hiểu biết của mình liên quan đến tội phạm mà mình tố giác, báo tin.

Bước 3: Theo dõi kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

  • Khi hết thời hạn 03 ngày kể từ ngày tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
  • Khi hết thời gian giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự mà chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Xem thêm:

Các án lệ về Hình sự và Tố tụng Hình sự

 


Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *