Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh?

Khi muốn mở rộng phạm vi kinh doanh, doanh nghiệp có thể lựa chọn thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh. Việc lựa chọn hình thức nào phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp. Dựa trên các quy định pháp luật hiện hành, VPLS đưa ra một số tiêu chí phân biệt giữa chi nhánh, văn phòng đại điện và địa điểm kinh doanh.

vpls dương công

Tiêu chí Chi nhánh Văn phòng đại diện Địa điểm kinh doanh
Phạm vi kinh doanh Được đăng ký tất cả các ngành nghề mà trụ sở chính đã đăng ký Không có chức năng kinh doanh, chỉ có chức năng giao dịch và tiếp thị, xúc tiến thương mại. Được phép kinh doanh trong một số ngành nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký
Con dấu Có con dấu riêng Có con dấu riêng Không có con dấu riêng
Mã số thuế Có mã số thuế riêng 13 số trên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Có mã số thuế riêng 13 số trên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Không có mã số thuế riêng
Ký kết hợp đồng, xuất hóa đơn – Không được ký kết hợp đồng kinh tế dưới danh nghĩa của chính mình. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể ủy quyền cho người đứng đầu chi nhánh ký hợp đồng kinh tế trong phạm vi và thời gian được ủy quyền. Ngoài ra, chi nhánh có thể ký các hợp đồng như: hợp đồng lao động; hợp đồng thuê trụ sở, thuê, mua phương tiện cần thiết cho hoạt động kinh doanh…

– Chi nhánh hạch toán độc lập mới được quyền xuất hóa đơn, còn chi nhánh hạch toán phụ thuộc sẽ xuất hóa đơn tại doanh nghiệp.

– Không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế;

– Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn.

– Không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế;

– Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn.

– Trường hợp cần ký hợp đồng, xuất hóa đơn, hoặc ghi nhận chi phí bằng hóa đơn thì doanh nghiệp sẽ thực hiện thay cho địa điểm kinh doanh.

Các loại thuế, phí phải nộp – Lệ phí môn bài;

– Thuế Giá trị gia tăng;

– Thuế thu nhập doanh nghiệp;

– Thuế thu nhập cá nhân.

– Thuế thu nhập cá nhân (nếu sử dụng lao động)

– Lệ phí môn bài (nếu được doanh nghiệp ủy quyền thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ)

Lệ phí môn bài.
Hình thức hạch toán, kê khai và nộp thuế Hình thức hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc (cùng tỉnh/khác tỉnh).

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc:

+ Cùng tỉnh: Kê khai tập trung tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm làm và nộp báo cáo thuế hàng quý, hàng năm và các khoản tiền thuế cho chi nhánh.

+ Khác tỉnh: chi nhánh sẽ phải khắc con dấu riêng, mua chữ ký số riêng để nộp thuế môn bài, làm báo thuế hàng quý nhưng báo cáo tài chính cuối năm công ty mẹ sẽ thực hiện.

Chi nhánh hạch toán độc lập:

+ Phải khắc con dấu, mua chữ ký số, hóa đơn riêng, làm thủ tục khai thuế ban đầu như doanh nghiệp, nộp báo cáo hàng quý, hàng năm.

+ Kê khai thuế GTGT, thuế môn bài tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp của chi nhánh, thuế TNCN, TNDN sẽ quyết toán tại công ty mẹ.

Hạch toán phụ thuộc. Doanh nghiệp chịu tất cả các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của văn phòng đại diện. Hạch toán phụ thuộc hoàn toàn vào doanh nghiệp hoặc chi nhánh. Doanh nghiệp sẽ kê khai thuế, nộp tờ khai lệ phí môn bài, nộp lệ phí môn bài cho văn phòng đại diện.
Thủ tục thành lập Hồ sơ thành lập phức tạp hơn địa điểm kinh doanh. Hồ sơ thành lập phức tạp hơn địa điểm kinh doanh. Hồ sơ thành lập đơn giản.

Kết luận:

  • Doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, tăng thêm lợi nhuận và có thể hoạt động kinh doanh tất cả các ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký thì doanh nghiệp nên thành lập chi nhánh. Việc hoạt động độc lập của chi nhánh giúp thuận tiện cho khách hàng khi chỉ cần đến chi nhánh gần nhất để giao dịch thay vì phải đến trực tiếp trụ sở chính của công ty. Lưu ý rằng, khi thành lập chi nhánh sẽ có thủ tục thành lập, giải thể phức tạp rắc rối hơn và không phù hợp với doanh nghiệp nhỏ, tốn kém chi phí nhân sự, chi phí vận hành doanh nghiệp vì phải thực hiện nghĩa vụ liên quan đến thuế, các quy định pháp luật khác.
  • Văn phòng đại diện phù hợp với những doanh nghiệp chỉ có nhu cầu thành lập một địa chỉ để thuận tiện hơn trong việc trao đổi hồ sơ, quảng bá sản phẩm, tư vấn và chăm sóc khách hàng, đẩy nhanh tiến độ dự án, khảo sát, nghiên cứu thị trường… mà không cần thiết phải thực hiện hoạt động kinh doanh, sinh lời.
  • Nếu doanh nghiệp muốn mở một cơ sở kinh doanh chuyên về một lĩnh vực cụ thể, không có chức năng đại diện thì có thể lựa chọn thành lập địa điểm kinh doanh. Thủ tục thành lập đơn giản, chức năng sản xuất kinh doanh phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của công ty và khi công ty không có nhu cầu hoạt động nữa thì việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh cũng không phức tạp. Tuy nhiên, hình thức này sẽ có các hạn chế như: không được ký hợp đồng, xuất hóa đơn, hạch toán hay kê khai thuế hoàn toàn phụ thuộc vào công ty mẹ.

Xem thêm:

Quy trình, thủ tục thành lập công ty

Hồ sơ, trình tự thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể

Một số lưu ý sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh

Địa điểm kinh doanh của công ty


Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *