Đầu tư ra nước ngoài là một phương thức giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên trường quốc tế. Trong những năm qua, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam tăng mạnh, cả về số dự án và tổng vốn đầu tư. Bài viết dưới đây sẽ giúp Quý khách hàng nắm được một số quy định về hồ sơ, thủ tục đầu tư ra nước ngoài (Đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư)
1. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
STT | Tài liệu | Ghi chú |
1. | Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài | Mẫu B.I.1 Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT |
2. | Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư | – Đối với cá nhân: Bản sao CMND/ CCCD/ hộ chiếu.
– Đối với tổ chức: Bản sao chứng nhận ĐKKD; Giấy chứng nhận đầu tư (nếu có) |
3. | Quyết định đầu tư ra nước ngoài | Mẫu B.I.9 Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT |
4. | * Trường hợp nhà đầu tư có đủ ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư: – Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ; – Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận số dư tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư. * Trường hợp nhà đầu tư không có đủ ngoại tệ chuyển ra nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư: – Văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép |
– Mẫu B.I.6 Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT
– Mẫu B.I.7 Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT |
6. | Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài | * Áp dụng đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề:
– Ngân hàng – Bảo hiểm – Chứng khoán – Báo chí, phát thanh, truyền hình – Kinh doanh bất động sản |
7. | Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư | – Mẫu B.I.8 Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT
– Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư |
8. |
Tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài * Một trong các tài liệu sau: – Giấy phép đầu tư hoặc văn bản có giá trị tương đương của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư; – Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tại quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư; – Hợp đồng trúng thầu, thầu khoán; hợp đồng giao đất, cho thuê đất; hợp đồng hợp tác đầu tư, kinh doanh kèm theo tài liệu chứng minh thẩm quyền của bên liên quan trong hợp đồng đối với địa điểm; – Thỏa thuận nguyên tắc về việc giao đất, cho thuê đất, thuê địa điểm kinh doanh, chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; thỏa thuận hợp tác đầu tư kinh doanh kèm theo tài liệu chứng minh thẩm quyền của bên liên quan trong thỏa thuận đối với địa điểm |
* Chỉ áp dụng với các dự án sau: – Dự án năng lượng; – Dự án chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản; – Dự án khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; – Dự án có xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến, chế tạo; – Dự án đầu tư xây dựng công trình, cơ sở hạ tầng; dự án đầu tư kinh doanh bất động sản trừ các hoạt động cung cấp dịch vụ: môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, tư vấn bất động sản, quản lý bất động sản. |
9. | Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài |
* Đầu tư theo hình thức Hợp đồng ở nước ngoài: – Thỏa thuận, hợp đồng với đối tác nước ngoài về việc đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương; – Tài liệu về tư cách pháp lý của đối tác nước ngoài. * Đầu tư theo hình thức Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó: – Thỏa thuận, hợp đồng hoặc tài liệu khác xác định việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; – Tài liệu về tư cách pháp lý của tổ chức kinh tế ở nước ngoài mà nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp. * Đầu tư theo hình thức khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư: – Tài liệu xác định hình thức đầu tư đó theo quy định của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư. |
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Bước 1: Kê khai thông tin, nộp hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ
- Nhà đầu tư kê khai thông tin Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trên trang https://vietnaminvest.gov.vn;
- Trong vòng 15 ngày tiếp theo, nhà đầu tư nộp 03 bộ hồ sơ (trong đó có 01 bộ gốc) đến Bộ Kế hoạch và đầu tư.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ khi có đủ đầu mục tài liệu và số lượng theo quy định.
Bước 2: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
- Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đủ thành phần giấy tờ theo quy định tại Luật Đầu tư, Nghị định 31/2021/NĐ-CP và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc có nội dung cần phải làm rõ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Bước 3a: Lấy ý kiến của các cơ quan liên quan (Nếu không thuộc các trường hợp nêu trên thì chuyển sang Bước 3b)
1. Lấy ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bằng văn bản trong trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời Bộ Kế hoạch và đầu tư về:
- Tình hình vốn đã chuyển ra nước ngoài;
- Việc nhà đầu tư đáp ứng điều kiện chuyển tiền theo quy định pháp luật;
- Vấn đề vay vốn, cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay, bảo lãnh cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài;
- Các vấn đề liên quan khác.
2. Lấy ý kiến của Bộ Thông tin và Truyền thông bằng văn bản trong trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài có ngành, nghề báo chí, phát thanh, truyền hình.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Bước 3b: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và sao gửi cho các cơ quan liên quan
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các công việc sau:
- Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư;
- Sao gửi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho các cơ quan: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ Tài chính; Bộ Ngoại giao; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bộ quản lý ngành; UBND cấp tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính hoặc đăng ký thường trú; Cơ quan thuế nơi xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của nhà đầu tư; Cơ quan đại diện chủ sở hữu của nhà đầu tư (nếu có).
Trường hợp hồ sơ không đáp ứng các điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra văn bản thông báo từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và nêu rõ lý do.
3- Dịch vụ xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài tại VPLS Dương Công
Khi sử dụng dịch vụ Xin giấy chứng nhận, điều chỉnh Giấy chứng đầu tư ra nước ngoài do VPLS Dương Công cung cấp, Quý khách hàng được:
- Tư vấn các quy định có liên quan đến thủ tục, hồ sơ một các đầy đủ nhất
- VPLS sẽ thay mặt và đại diện khách hàng khi làm việc với cơ quan cấp giấy, điều chỉnh giấy phép
- Ưu đãi các dịch vụ pháp lý do VPLS Dương Công cung cấp
Để được báo phí dịch vụ và thực hiện Quý khách hàng vui lòng điền thông tin vào biểu mẫu sau http://tinyurl.com/OIRdauturanuocngoai
Xem thêm:
Lưu ý về ngành nghề kinh doanh khi đầu tư ra nước ngoài
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.
Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com