Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Tội gian lận bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp là hành vi vi phạm pháp luật, trong đó người tham gia chiếm dụng hoặc lừa đảo hệ thống bảo hiểm xã hội hoặc bảo hiểm thất nghiệp để thu được lợi ích cá nhân một cách bất hợp pháp

  1. Quy định của pháp luật về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

“Điều 214. Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội;

b) Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
Ảnh minh họa

2. Dấu hiệu cấu thành tội phạm tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

  • Về mặt chủ thể

Chủ thể của tội là người từ đủ 16 tuổi trở lên  và có năng lực trách nhiệm hình sự.

Đối với tội danh này, cá nhân khi là chủ thể của tội phạm có thể là chủ thể thường mà cũng có thể là chủ thể đặc biệt.

Chủ thể thường có thể là người thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc hoặc tự nguyện hoặc cũng có thể là người không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.

  • Về mặt khách thể

Khách thể của tội phạm này là các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Đối tượng tác động của tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là tài liệu, thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm. Khách thể của tội phạm ở đây có thể bị xâm hại để chiếm đoạt số tiền của cơ quan bảo hiểm.

  • Về mặt chủ quan

Tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, tức là nhận thức rõ về hành vi của mình là hành vi gian dối để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, thấy trước được hậu quả của hành vi gian dối và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Không có hành vi gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nào được thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp.

Mục đích của người phạm tội là thu lợi. Biểu hiện của mục đích thu lợi là người phạm tội tìm cách chiếm đoạt tiền bảo hiểm của cơ quan bảo hiểm bằng việc lập hoặc dùng các hồ sơ giả

  • Về mặt khách quan 

Tội phạm thể hiện ở hành vi: gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để lừa dối cơ quan bảo hiểm hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Gian lận trong điều luật này có thể hiểu là hành vi làm giả hồ sơ hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung. Hành vi này được thực hiện bởi cá nhân tham gia bảo hiểm hoặc có liên quan.

Hậu quả của tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đó là gây thiệt hại về tài sản cho cơ quan bảo hiểm. Những biểu hiện cụ thể của tội phạm này dẫn đến những rối loạn trong việc chi trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Cơ quan bảo hiểm phải trả những khoản tiền bảo hiểm không đúng so với thực tế.

Xem thêm:

Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (ĐIều 213 BLHS)

Tội gian lận bảo hiểm y tế (Điều 215 BLHS)

Hoàn thiện quy định của pháp luật về các tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm 


Lưu ý: Các thông tin, nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *