- Sáng chế là gì?
Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 (sau đây gọi tắt là Luật SHTT) thì sáng chế là: giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Sáng chế cũng là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật SHTT
Chủ sở hữu sáng chế sau khi đăng ký và được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ sáng chế sẽ được pháp luật bảo vệ khi có bất kỳ hành vi xâm phạm quyền sáng chế.
2. Đối tượng được quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế
Theo Điều 86 Luật SHTT quy định các tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, bao gồm:
– Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;
– Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định theo pháp luật SHTT.
Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
Người có quyền đăng ký quy định nêu trên có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.
3. Điều kiện đăng ký bảo hộ sáng chế, bằng sáng chế
Theo quy định tại Điều 58 Luật SHTT quy định về điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ như sau:
– Có tính mới;
– Có trình độ sáng tạo;
– Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Trong đó, “tính mới” của sáng chế được xem là yếu tố quan trọng nhất. “Tính mới” có nghĩa bất kỳ sản phẩm nào muốn đăng ký sáng chế nhưng đã bị bộc lộ trước thời điểm nộp đơn đều bị coi là không còn tính mới và không thể đăng ký được. Do đó, trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường hoặc trên các phương tiện truyền thông, chủ sở hữu cần nộp đơn đăng ký sáng chế để bảo đảm được tính mới và đáp ứng được điều kiện bảo hộ.
4. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế
Căn cứ theo Điều 59 Luật SHTT quy định các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:
– Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
– Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
– Cách thức thể hiện thông tin;
– Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
– Giống thực vật, giống động vật;
– Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
– Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
Xem thêm:
Quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
Một số lưu ý về tranh chấp đồng sở hữu sáng chế tại Việt Nam
Lưu ý: Các thông tin, nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.
Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com