So sánh công ty TNHH một thành viên và DNTN

Để giúp bạn đọc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu, sau đây VPLS Dương Công sẽ giúp các bạn phân biệt hai loại hình doanh nghiệp đều là doanh nghiệp có một chủ sở hữu: công ty TNHH một thành viên và DNTN.

(LSC) So sánh công ty TNHH một thành viên và DNTN

1. Về khái niệm 

Công ty TNHH một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Doanh nghiệp tư nhân 

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

2. Chủ sở hữu

Đối với loại hình công ty TNHH một thành viên, chủ sở hữu có thể là một cá nhân hoặc do một tổ chức làm chủ sở hữu. Tuy nhiên, DNTN thì chủ sở hữu chỉ có thể là cá nhân. Do vậy, loại hình công ty TNHH một thành viên có thể tiếp cận được nhiều đối tượng hơn so với DNTN.

3. Trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu

Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. Trong khi đó, chủ sở hữu DNTN chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với mọi hoạt động của doanh nghiệp. Bởi lẽ, tài sản của DNTN và tài sản của chủ sở hữu không có sự tách bạch nên chủ DNTN phải chịu trách nhiệm vô hạn với mọi hoạt động của DNTN.

4. Về vốn điều lệ

Vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên là vốn mà Chủ sở hữu cam kết góp vốn tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp. Chủ sở hữu công ty phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty thời gian tối đa góp đủ vốn là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Điều 74 Luật Doanh nghiệp).

Chủ sở hữu của DNTN tự đăng ký vốn với cơ quan đăng ký kinh doanh mà không cần chuyển quyền sở hữu. Bởi vì, tài sản của DNTN và tài sản của chủ sở hữu không tách bạch nên chủ sở hữu của loại hình DNTN này không cần thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu.

5. Huy động vốn

Đối với công ty TNHH một thành viên có thể huy động vốn bằng cách: huy động từ vốn vay từ các tổ chức, cá nhân; phát hành trái phiếu; tự đưa thêm vốn vào.

Đối với DNTN thì hạn chế hơn so với công ty TNHH một thành viên đó là DN này không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào.

6. Tư cách pháp lý

Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

DNTN không có tư cách pháp nhân bởi sự không tách bạch về tài sản giữa DNTN và chủ sở hữu.

7. Quyền góp vốn hoặc mua cổ phần, vốn góp các doanh nghiệp khác

Công ty TNHH một thành viên có quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong các loại hình công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Trên đây là bài viết So sánh Công ty TNHH một thành viên theo quan điểm của VPLS Dương Công.

Xem thêm:

Quy trình, thủ tục thành lập công ty

Hồ sơ, trình tự thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể

Một số lưu ý sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh


Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *