Người sử dụng lao động có được phép phạt tiền người lao động không?

Hỏi: Tôi muốn hỏi về việc công ty tôi quy định nếu nhân viên đi làm muộn sẽ bị phạt tiền dưới hình thức chuyển khoản tiền vào quỹ của công ty với mỗi lần đi muộn bị phạt 500.000 đồng. Quy định của công ty như vậy có vi phạm luật lao động không. (Thu Trang- Khánh Hòa)

Nguồn: Internet

VPLS Dương Công trả lời (Câu trả lời chỉ mang tính chất minh họa):

Hiện nay, theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019, các hình thức xử lý kỷ luật lao động mà người sử dụng lao động được phép áp dụng với người lao động bao gồm: khiển trách; kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức; sa thải.

Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 127 Bộ luật lao động năm 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động:

2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động

Như vậy, việc công ty bạn phạt tiền khi người lao động đi làm muộn là hành vi vi phạm pháp luật lao động.

Ngoài ra, Khoản 3, 4 Điều 19 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động quy định:

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:

b) Dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;

4. Biện pháp khắc phục hậu quả

d) Buộc người sử dụng lao động trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.”

Còn mức phạt đối với doanh nghiệp khi vi phạm các hành vi nêu trên thì sẽ bị phạt 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Như vậy, trường hợp người lao động khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động khi người sử dụng lao động có hành vi phạt tiền thay việc xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền, đồng thời phải hoàn trả lại đủ tiền cho người lao động.


Xem thêm

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động đối với người lao động quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019

Quyền lợi của người lao động khi bị doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng

Lưu ý: Các thông tin, nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *