Ngày Quốc tế Hòa bình (21/9)

Ngày Quốc tế Hòa bình 21/9 là ngày lễ được hầu hết các quốc gia trên thế giới hưởng ứng. Hàng năm, vào ngày 21/9 các quốc gia sẽ có những hoạt động kỷ niệm riêng nhằm hưởng ứng và kêu gọi người dân ủng hộ hòa bình, phản đối các hoạt động khơi mào chiến tranh và bạo lực trên khắp thế giới. Vậy Ngày Quốc tế Hòa bình bắt nguồn từ đâu và có ý nghĩa như thế nào? Cùng theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết và chúng tôi sẽ mang đến cho bạn câu trả lời chính xác nhất.

1. Ngày Quốc tế Hòa bình 21/9 bắt nguồn từ đâu?

Ngày Quốc tế Hòa Bình 21/9 còn được biết đến với một số tên gọi quen thuộc như: Ngày Quốc tế vì Hòa bình, Ngày Hòa bình thế giới hay Ngày Quốc tế phòng chống chiến tranh. Ngày lễ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Ngày Quốc tế Hòa bình được ra đời nhằm tôn vinh hòa bình và kêu gọi chấm dứt chiến tranh, bạo động, bạo lực và bất công trên khắp thế giới. 

Ngày Quốc tế hòa bình có nguồn gốc do Liên Hợp quốc khởi xướng theo Nghị quyết 36/67 vào năm 1981. Và sau đó, ngày lễ đầu tiên được tổ chức vào ngày 21 tháng 9 năm 1982. Những năm sau đó, ngày lễ này đã trở thành ngày kỷ niệm hòa bình thường niên của các quốc gia trên khắp thế giới. 

Ngày Quốc tế Hòa Bình 21/9 còn gọi là Ngày hòa bình thế giới
Ngày Quốc tế Hòa Bình 21/9 còn gọi là Ngày hòa bình thế giới

2. Mục đích của ngày Quốc tế Hòa bình 21/9

Ngày Quốc tế Hòa bình 21/9 ra đời vì một mục tiêu chung của toàn nhân loại. Đó chính là hướng tới một thế giới hòa bình, không có chiến tranh hay bạo lực. Một thế giới mà ở đó con người sẽ được sống trong hòa bình và hạnh phúc, không nơi nào còn trải qua cảnh mưa bom bão đạn, bạo lực đổ máu

3. Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc theo nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 4 Nghị quyết 130/2020/QH14 quy định nguyên tắc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc như sau:

Điều 4. Nguyên tắc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

1. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam; quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh; sự thống lĩnh của Chủ tịch nước và quản lý nhà nước của Chính phủ.
2. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, pháp luật quốc tế, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Bảo đảm độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc, điều kiện và khả năng của Việt Nam; tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.
4. Chỉ tham gia hoạt động hỗ trợ khắc phục hậu quả chiến tranh, duy trì hòa bình sau xung đột, vì mục đích nhân đạo trên cơ sở đề nghị của Liên hợp quốc.
5. Chỉ triển khai ở quốc gia, khu vực đã được Liên hợp quốc thành lập phái bộ và tại các cơ quan của Liên hợp quốc.

Như vậy, Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc theo nguyên tắc sau:

– Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng; quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh; sự thống lĩnh của Chủ tịch nước và quản lý nhà nước của Chính phủ.

– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam;

– Phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, pháp luật quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

– Bảo đảm độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển;

– Phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc, điều kiện và khả năng của Việt Nam;

– Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.

– Chỉ tham gia hoạt động hỗ trợ khắc phục hậu quả chiến tranh,

– Duy trì hòa bình sau xung đột, vì mục đích nhân đạo trên cơ sở đề nghị của Liên hợp quốc.

– Chỉ triển khai ở quốc gia, khu vực đã được Liên hợp quốc thành lập phái bộ và tại các cơ quan của Liên hợp quốc.

4. Cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc có những quyền gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 130/2020/QH14 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc như sau:

Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

1. Cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc có nhiệm vụ sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực tham gia do cấp có thẩm quyền của Liên hợp quốc giao theo thỏa thuận giữa Việt Nam và Liên hợp quốc;
b) Tham mưu cho cấp có thẩm quyền của Việt Nam về nâng cao năng lực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và các lĩnh vực khác có liên quan;
c) Bảo vệ vị thế và uy tín của Việt Nam; phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; tôn trọng pháp luật, chính quyền, người dân và văn hóa, phong tục tập quán ở quốc gia, khu vực nơi lực lượng Việt Nam tham gia;
d) Thực hiện nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền của Việt Nam giao.
2. Cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc có quyền hạn sau đây:
a) Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trang bị, thiết bị, phương tiện của Việt Nam và Liên hợp quốc được giao theo quy định để thực hiện nhiệm vụ;
b) Quyền hạn khác theo quy định của pháp luật Việt Nam, quy định của Liên hợp quốc và thỏa thuận giữa Việt Nam và Liên hợp quốc.

Theo đó, cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc có quyền hạn sau đây:

– Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trang bị, thiết bị, phương tiện của Việt Nam và Liên hợp quốc được giao theo quy định để thực hiện nhiệm vụ;

– Quyền hạn khác theo quy định của pháp luật Việt Nam, quy định của Liên hợp quốc và thỏa thuận giữa Việt Nam và Liên hợp quốc.


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *