Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ (Điều 264 BLHS)

Hiện nay, việc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khá phổ biến, đa số là do phụ huynh cho con chưa đủ điều kiện điều khiến phương tiện giao thông đường bộ. Khi giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, chúng ta không chỉ đặt ra nguy cơ cho bản thân mình mà còn tạo ra mối đe dọa cho mọi người xung quanh. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn đe dọa đến sự an toàn và tính mạng của cả cộng đồng. 

  1. Căn cứ pháp lý 

Theo quy định của Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ:

“1. Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.”

2. Dấu hiệu cấu thành tội phạm tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ

2.1. Khách thể của tội phạm 

Tội phạm xâm phạm vào các quy định của nhà nước về an toàn giao thông vận tải đường bộ, những quy định nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của con người, gây thiệt hại cho tài sản của nhà nước, tổ chức hay công dân, làm ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của giao thông đường bộ.

2.2. Mặt khách quan của tội phạm:

– Hành vi được biểu hiện ở việc người chủ sở hữu, quản lý phương tiện tham gia giao thông đường bộ giao cho người không có giấy phép lái xe hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

– Hậu quả là cấu thành bắt buộc của tội phạm, gồm:

+ Làm chết người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Ảnh minh họa internet

2.3. Mặt chủ quan của tội phạm:

    Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý. Người phạm tội nhận thức được người được điều động điều khiển các phương tiện giao thông không đủ các điều kiện để đảm bảo an toàn nhưng vẫn điều động hoặc giao cho họ điều khiển dẫn đến hậu quả xảy ra.

2.4. Chủ thể của tội phạm:

Tội phạm được thực hiện bởi người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi do luật định. Ngoài ra còn đòi hỏi hỏi phải có thêm dấu hiệu chủ thể đặc biệt: là người có chức vụ, có quyền hạn chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của các phương tiện giao thông vận tải đường bộ.

3. Khung hình phạt đối với tội phạm tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ

Khung 1: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, đối với các hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Làm chết người;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

– Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung 2: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, đối với các hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Làm chết 02 người;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

– Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

– Làm chết 03 người trở lên;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

– Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.


Xem thêm: 

Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS)

Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 288 BLHS)

Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều 179 BLHS)


Lưu ý: Các thông tin, nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *