Địa điểm kinh doanh của Hộ kinh doanh

Theo quy định hiện hành, Hộ kinh doanh có thể có các địa điểm kinh doanh nếu chủ hộ có nhu cầu hoạt động kinh doanh ở địa điểm khác ngoài một địa điểm trụ sở của Hộ kinh doanh. Đây là một trong các điểm mới có liên quan đến hộ kinh doanh, điều này thể hiện sự linh hoạt trong chính sách phát triển hoạt động kinh doanh qua mô hình hộ kinh doanh. Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ về các vấn đề có liên quan đến điều kiện, tính pháp lý cần có để địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh hoạt động.

  1. Địa điểm kinh doanh là gì?

Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:

“1. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.

2. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh…”

Căn cứ vào quy định trên cho chúng ta thấy:

  • Địa điểm hộ kinh doanh là “đơn vị phụ thuộc” của Hộ Kinh doanh, hoạt động chỉ khi Hộ Kinh doanh đã được đăng ký trước đó, địa điểm kinh doanh là nơi thực hiện hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh
  • Một hộ kinh doanh có thể có nhiều địa điểm kinh doanh và bắt buộc phải đăng ký thông báo với các cơ quan nhà nước theo quy định. Địa điểm kinh doanh có thể được hoạt động trên phạm vi toàn quốc (không giới hạn ở địa giới hành chính cùng tỉnh hoặc cùng huyện nơi có trụ sở chính của hộ kinh doanh)

2. Trình tự thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh muốn lập địa điểm kinh doanh cần thực hiện như sau:

(i) Cần điền thông tin địa điểm kinh doanh và các thông tin cần thiết khác theo Phụ lục III-2(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT), 

(ii) nộp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh đã cấp giấy đăng ký Hộ kinh doanh. Ví dụ, Hộ kinh doanh A có trụ sở tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái nguyên nay muốn lập địa điểm kinh doanh tại quận Cầu Giấy, Hà Nội thì nộp hồ sơ lập địa điểm kinh doanh tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.

(ii) Khi được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Thông báo về mã số thuế và cơ quan thuế quản lý trực tiếp địa điểm kinh doanh thì Hộ kinh doanh cần thông báo tới cơ quan thuế quản lý địa điểm kinh doanh, Chi cục quản lý thị trường nơi địa điểm kinh doanh hoạt động.

3. Dịch vụ lập địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh tại VPLS Dương Công

Trong thời gian qua, Văn phòng luật sư Dương công đã đồng hành với rất nhiều khách hàng trong hoạt động kinh doanh. Chúng tôi  đã cung cấp hầu hết các dịch vụ liên quan đến hộ kinh doanh như thành lập mới, thay đổi, tạm ngừng, giải thể hộ kinh doanh… trên phạm vi toàn quốc. Do đó, quý khách hàng có vấn pháp lý nào chưa được giải quyết hoặc còn thắc mắc thì chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ với tiêu chí: (i) giải đáp, hỗ trợ nhanh nhất và (ii) chi phí tối ưu nhất.

Đọc thêm: Trình tự, thủ tục lập hộ kinh doanh

Những điểm mới về hộ kinh doanh

Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *