Những điểm mới về Hộ kinh doanh

Mô hình Hộ kinh doanh là mô hình kinh doanh truyền thống, mô hình này thường được biết đến lvới quy mô nhỏ, lẻ nhưng lại đóng góp rất lớn vào hoạt động phát triển kinh tế, an sinh xã hội… Để quản lý hoạt động này, Nhà nước đã có những quy định để ghi nhận tính pháp lý cho hoạt động kinh doanh này. Qua các thời kỳ thay đổi các quy định về Doanh nghiệp, Hợp tác xã thì cũng có những thay đổi nhất định về Hộ kinh doanh. Tại bài viết này, qua quá trình thực hiện và hỗ trợ các hộ kinh doanh trong thời gian vừa qua, VPLS Dương Công xin tổng hợp một vài điểm mới Hộ kinh doanh hiện nay.

1- Hộ kinh doanh không cần phải đăng ký mã số thuế

Với quy định trước đây thì sau khi Hộ kinh doanh được Cấp giấy đăng ký hộ kinh doanh, chủ hộ phải thực hiện thủ tục đăng ký mã số thuế để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế tại cơ quan quản lý thuế. Thực tế đã rất nhiều hộ kinh doanh đã “quên” thực hiện thủ tục nên đã quá hạn hoặc không thực hiện việc đăng ký và theo quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính. 

Hiện nay, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, các thủ tục có sự liên thông, phối hợp giữa các cơ quan với nhau nên việc Cơ quan đăng ký hộ kinh doanh đã phối hợp với cơ quan thuế, khi thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh, hồ sơ hợp lệ cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ đề nghị cơ quan thuế cấp mã số thuế và ghi nhận luôn mã số thuế lên giấy đăng ký hộ kinh doanh.

2- Hộ kinh doanh không bị hạn chế về số lượng lao động

Đây là quy định mới về Hộ kinh doanh. Từ năm 2020 trở về trước thì Hộ kinh doanh chỉ sử dụng dưới 10 lao động. Điều này đồng nghĩa nếu sử dụng trên 10 lao động thì sẽ phải chuyển đổi mô hình kinh doanh (chuyển lên loại hình doanh nghiệp, Hợp tác xã…). Quy định này thực sự gây khó khăn hoạt động kinh doanh, quyền lựa chọn mô hình kinh doanh của Hộ kinh doanh, các Hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động như: sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, nhà hàng ăn uống, cơ sở sản xuất bánh kẹo,.. Tuy nhiên hiện nay Qui định xác định (giới hạn) về mô hình hộ kinh doanh không bị giới hạn về số lượng lao động. Do đó, Hộ kinh doanh có thể sử dụng số lượng người lao động phù hợp với nhu cầu

3- Hộ kinh doanh được quyền hoạt động tại nhiều địa điểm khác nhau

Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh. Trước năm 2020, cũng đã có quy định cho phép Hộ kinh doanh có địa điểm kinh doanh kinh doanh nhưng chỉ là các hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động mới mới được phép có địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên, với các quy định hiện này thì Hộ kinh doanh (không phân biệt hình thức kinh doanh) nếu có nhu cầu hoạt động một hoặc các địa điểm khác nhau thì tại bất kỳ địa điểm kinh doanh nào thì Thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh, Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi hoạt động của địa điểm kinh doanh.

>>> Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh

4- Chủ hộ kinh doanh có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng kinh doanh

Đây là quy định mới, phù hợp với các quy định về dân sự và phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, qua quá trình tư vấn và thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh, chúng tôi nhận thấy các cơ quan đăng ký kinh doanh rất lúng túng khi thực hiện quy định này, lý do chính là do bất cập về mã số thuế hộ kinh doanh chính là mã số của chủ hộ. 

Đọc thêm: Đăng ký hộ kinh doanh

Muốn lập địa điểm kinh doanh của Hộ kinh doanh?

Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *