Trong pháp luật hình sự, án tích là một trong những khái niệm quan trọng nhất để đánh giá tiền án của một cá nhân. Trong những trường hợp đặc biệt, việc xóa án tích có thể trở thành một sự cần thiết.
1. Chấp hành xong án phạt tù nhưng chưa bồi thường tiền thì có đương nhiên được xoá án tích không?
Khoản 2 Điều 70 Bộ luật Hình sự quy định:
“2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.”
Mục 2 Công văn 154B/TANDTC-PC năm 2023, Tòa án nhân dân tối cao đã làm rõ khái niệm “các quyết định khác của bản án” quy định tại khoản 2 Điều 70 của Bộ luật Hình sự như sau:
“…
Các “quyết định khác của bản án” quy định tại khoản 2 Điều 70 của Bộ luật Hình sự được hiểu là các quyết định về biện pháp tư pháp áp dụng đối với bị cáo, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, án phí, xử lý vật chứng, tài sản bị kê biên, tài khoản bị phong tỏa,… được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự. Trong thời gian tới, thông qua công tác tổng kết thực tiễn xét xử, Tòa án nhân dân tối cao sẽ nghiên cứu ban hành văn bản hướng dẫn quy định tại khoản 2 Điều 70 của Bộ luật Hình sự nếu xét thấy cần thiết.
…”
Theo đó, trường hợp người chấp hành xong án phạt tù nhưng chưa thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trách nhiệm dân sự (bồi thường tiền, trách nhiệm cấp dưỡng…) là bồi thường tiền tức là chưa chấp hành xong “các quyết định khác của bản án” thì không được xóa án tích.
2. Thời hạn xóa án tích đối với người phạm tội được đương nhiên xóa án tích
Điều 73 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
“1. Thời hạn để xóa án tích quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Bộ luật này căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên.
2. Người bị kết án chưa được xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn để xóa án tích cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành.
3. Người bị kết án trong trường hợp phạm nhiều tội mà có tội thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích, có tội thuộc trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án thì căn cứ vào thời hạn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người đó.
4. Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt.”
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định chi tiết đối với cơ hội xóa án tích của người phạm tội, điều kiện để đương nhiên được xóa án tích cũng như cách tính thời hạn để xóa án tích cụ thể trong từng trường hợp luật định.
Xem thêm:
Pháp luật hình sự quy định như thế nào về giảm án?
Không có kháng cáo vẫn được giảm án
Thời hạn xóa án tích là bao lâu?
Lưu ý: Các thông tin, nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.
Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com