Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn vợ khi nào?

Quyền yêu cầu ly hôn được xuất phát từ quyền tự do ly hôn. Quyền tự do ly hôn của vợ chồng được Nhà nước ghi nhận nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng và các chủ thể liên quan.

Nguồn: Internet

1. Chủ thể có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

Khoản 1, 2 Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình quy định:

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

…”

Như vậy, chủ thể có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn bao gồm vợ, chồng hoặc cha, mẹ, người thân thích của vợ, chồng trong một số trường hợp đặc biệt.

2. Trường hợp chồng không có quyền yêu cầu ly hôn vợ

Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình quy định như sau:

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Như vậy, Luật Hôn nhân gia đình hiện hành chỉ liệt kê các trường hợp chồng không có quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà chưa có giải thích cụ thể gây khó khăn cho các bên trong việc áp dụng pháp luật.

Tuy nhiên, Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 đã giải thích cụ thể các trường hợp tại Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình nêu trên, cụ thể:

  • “Đang có thai” quy định tại khoản 3 Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình là khoảng thời gian vợ mang trong mình bào thai và được cơ sở y tế có thẩm quyền xác định cho đến thời điểm sinh con hoặc thời điểm đình chỉ thai nghén.
  • “Sinh con” quy định tại khoản 3 Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình là thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Thứ nhất, vợ đã sinh con nhưng không nuôi con trong khoảng thời gian từ khi sinh con đến khi con dưới 12 tháng tuổi;

Thứ hai, vợ đã sinh con nhưng con chết trong khoảng thời gian dưới 12 tháng tuổi kể từ khi sinh con;

Thứ ba, vợ có thai từ 22 tuần tuổi trở lên mà phải đình chỉ thai nghén.

Như vậy, chồng không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn trong khoảng thời gian dưới 12 tháng tính từ ngày vợ sinh con (trường hợp thứ nhất và thứ hai) hoặc ngày đình chỉ thai nghén (trường hợp thứ ba).

Nghị quyết cũng quy định, trường hợp vợ đang có thai, sinh con thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn mà không phân biệt vợ có thai, sinh con với ai.

Bên cạnh đó, trường hợp vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn mà không phân biệt con đẻ, con nuôi.

Đối với trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì việc xác định quyền yêu cầu giải quyết ly hôn của chồng như sau:

+ Chồng của người mang thai hộ không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

+ Chồng của người nhờ mang thai hộ không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc khi người mang thai hộ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.


Xem thêm:

Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau khi ly hôn

Mẹ có được chia tài sản sau khi ly hôn?

Thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn


Lưu ý: Các thông tin, nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *