Tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 220 BLHS)

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công trở thành một trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành công của các chương trình, dự án phát triển. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều trường hợp vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công đã xảy ra, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan nhà nước. Những hành vi vi phạm này không chỉ gây thất thoát nguồn lực mà còn làm giảm hiệu quả của các dự án đầu tư, gây mất niềm tin trong cộng đồng và doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, hành vi vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với án tù cao nhất lên đến 20 năm. 

  1. Quy định về Tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng

Căn cứ Điều 220 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng:

“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 224 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Vi phạm quy định về quyết định chủ trương đầu tư;

b) Vi phạm quy định về lập, thẩm định chủ trương đầu tư;

c) Vi phạm quy định về quyết định đầu tư chương trình, dự án;

d) Vi phạm quy định về tư vấn, thiết kế chương trình, dự án.

2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:

a) Vì vụ lợi;

b) Có tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

d) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

2. Cấu thành tội phạm 

– Chủ thể của tội phạm:

Là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự. Đồng thời phải là những người có chức vụ, quyền hạn trong các lĩnh vực quản lý và quyết định sử dụng vốn đầu tư công

– Khách thể của tội phạm: 

Tội phạm xâm phạm lĩnh vực trật tự quản lý kinh tế, cụ thể là trong lĩnh vực đầu tư chương trình, dự án quyết định đầu tư, lập, thẩm định chương trình đầu tư, tư vấn thiết kế chương trình, dự án…

– Mặt khách quan của tội phạm:

Người phạm tội đã lợi dụng chức vụ quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây:

+ Vi phạm quy định về quyết định chủ trương đầu tư

+Vi phạm quy định về lập, thẩm định chủ trương đầu tư

+Vi phạm quy định về quyết định đầu tư chương trình, dự án

+ Vi phạm quy định về tư vấn, thiết kế chương trình, dự án

– Mặt chủ quan của tội phạm:

Người thực hiện hành vi vi phạm quy định của nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng là do cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi gây hậu quả nghiêm trọng, thấy trước được hậu quả của hành vi và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.

Ảnh minh họa internet

3. Khung hình phạt 

– Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 đối với người gây thiệt hại  từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng ( Đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạt. Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 224 BLHS), có những hành vi phạm sau:

+Vi phạm quy định về quyết định chủ trương đầu tư;

+ Vi phạm quy định về lập, thẩm định chủ trương đầu tư;

+ Vi phạm quy định về quyết định đầu tư chương trình, dự án;

+ Vi phạm quy định về tư vấn, thiết kế chương trình, dự án.

– Khung 2: Phạt tù từ 03 năm đến 12 năm đối với phạm tội thuộc những trường hợp sau:

+Vì vụ lợi;

+ Có tổ chức;

+ Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

+ Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

– Khung 3: Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm đối với người phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên 

– Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.


Xem thêm: 

Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 224 BLHS)

Hình thức Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế 

Các hình thức đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư hiện hành


Lưu ý: Các thông tin, nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *