Các hành vi bị cấm trong hoạt động thuơng mại điện tử

Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác. Do hoạt động trên môi trường điện tử để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, hạn chế các hành vi cạnh tranh không lành mạnh,… pháp luật đã có những quy định để tạo môi trường thương mại điện tử hoạt động lành mạnh. Trong bài viết này, bạn đọc, khách hàng  cùng Văn phòng Luật sư Dương Công cùng tìm hiểu vấn đề này.

Đọc thêm: Thông báo website thương mại điện tử

                   Điều kiện hoạt động của website thương mại điện tử

Hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam hoạt động tại các văn bản pháp luật như: Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ người tiêu dùng, trực tiếp điều chỉnh bởi Nghị định số 52/2013/NĐ-CP(sửa đổi bởi Nghị định 85/2021/NĐ-CP). Về các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử gồm:

1- Nhóm vi phạm về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

  • Lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để kinh doanh theo phương thức đa cấp nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
  • Lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh;
  • Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;
  • Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử khi chưa đăng ký hoặc chưa được cấp phép theo các quy định của Nghị định này;
  • Cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử không đúng với thông tin trong hồ sơ đăng ký hoặc cấp phép;
  • Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi thực hiện các thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử, đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, đăng ký hoặc xin cấp phép các dịch vụ giám sát, đánh giá và chứng thực trong thương mại điện tử.

2- Nhóm vi phạm về thông tin trên website thương mại điện tử

  • Giả mạo thông tin đăng ký hoặc không tuân thủ các quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin đăng ký trên website thương mại điện tử;
  • Sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử khi chưa được những chương trình này công nhận;
  • Sử dụng các đường dẫn, biểu trưng hoặc công nghệ khác trên website thương mại điện tử để gây nhầm lẫn về mối liên hệ với thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;
  • Sử dụng đường dẫn để cung cấp những thông tin trái ngược hoặc sai lệch so với thông tin được công bố tại khu vực website có gắn đường dẫn này.

3- Nhóm vi phạm về giao dịch trên website thương mại điện tử

  • Thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử;
  • Giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử;
  • Can thiệp vào hệ điều hành và trình duyệt Internet tại các thiết bị điện tử truy cập vào website nhằm buộc khách hàng lưu lại website trái với ý muốn của mình.

4- Nhóm các vi phạm khác

  • Đánh cắp, sử dụng, tiết lộ, chuyển nhượng, bán các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác hoặc thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử khi chưa được sự đồng ý của các bên liên quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
  • Giả mạo hoặc sao chép giao diện website thương mại điện tử của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để kiếm lợi hoặc để gây nhầm lẫn, gây mất lòng tin của khách hàng đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân đó.

Các tổ chức, cá nhận thoạt động kinh doanh thương mại điện tử có trách nhiệm nâng cao nhận thức và hay bảo vệ quyền lợi của mình khi phát hiện các tổ chức, cá nhân khác có hành vi phạm hoạt động thương mại điện tử này. Với mỗi hành vi vi phạm trên, tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm tùy từng mức độ mà có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự

Lưu ý: Các thông tin, nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *