Các trường hợp chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Câu hỏi: Hiện tôi đang tiến hành ký kết và thực hiện một số hợp đồng mua bán hàng hóa, tôi muốn hiểu rõ hơn quy định về chuyển rủi ro, khi nào thì được áp dụng chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa? (Chị Thu – Hà Nam)

Nguồn: Internet

VPLS Dương Công trả lời (câu trả lời mang tính chất minh họa):

1. Quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa

Khái niệm “mua bán hàng hóa” được quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 như sau:

8. Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.

…”

Theo quy định pháp luật điều chỉnh đối với các hoạt động thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

2. Quy định về chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Các trường hợp chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định từ Điều 57 đến Điều 61 Luật Thương mại năm 2005, cụ thể:

  • Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua ủy quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được ủy quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hóa.

  • Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.

  • Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hàng hóa đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa

+ Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên mua

  • Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hóa đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.

  • Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác được quy định như sau:

+ Trong trường hợp không được quy định tại các điều 57, 58, 59 và 60 của Luật Thương mại năm 2005 thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng;

+ Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hóa không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.

Trên đây là các trường hợp chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định pháp luật.


Xem thêm:

Chế tài hủy bỏ hợp đồng trong hoạt động thương mại


Lưu ý: Các thông tin, nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *