Bí mật kinh doanh được xem là nhân tố then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của một doanh nghiệp, tổ chức, do đó, bất kỳ hành vi tiết lộ của cá nhân, tổ chức nào đều sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, không phải hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh nào cũng được coi là vi phạm pháp luật.
1. Bí mật kinh doanh
Định nghĩa “bí mật kinh doanh” được quy định tại Khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005( sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2022) như sau:
“…
23. Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
…”
Việc sử dụng bí mật kinh doanh là các hành vi được quy định tại Khoản 4 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2022), bao gồm:
- Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá;
- Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh.
2. Các trường hợp chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh
Theo quy định, chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Tuy nhiên, chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi quy định tại Khoản 3 Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2022), cụ thể:
“…
3. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây:
a) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp;
b) Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng theo quy định tại khoản 1 Điều 128 của Luật này;
c) Sử dụng dữ liệu bí mật quy định tại Điều 128 của Luật này không nhằm mục đích thương mại;
d) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập;
đ) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thoả thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.
…”
Như vậy, chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh đối với các trường hợp trên.
Các hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh?
Bí mật kinh doanh và điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh
Lưu ý: Các thông tin, nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.
Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com