Bồi thường tai nạn lao động đối với người thử việc

Thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động luôn gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất là người lao động. Đối với người lao động là người thử việc, đối tượng này cũng được quy định là đối tượng được áp các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, trong đó có chế độ về tai nạn lao động.

Nguồn: Internet

1. Quy định về tai nạn lao động đối với người thử việc

Tai nạn lao động được hiểu là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (Khoản 8 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015).

Điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:

Điều 3. Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Các trường hợp được bồi thường:

a) Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra; trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.

…”

Theo đó, người lao động đang thực hiện hợp đồng thử việc thuộc đối tượng áp dụng của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.

Như vậy, trong thời gian thử việc nếu có tai nạn lao động xảy ra và làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của người thử việc thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phải bồi thường một khoản tiền cho người thử việc bị tai nạn lao động.

2. Căn cứ tính bồi thường tai nạn lao động cho người lao động là người thử việc

Khoản 1 Điều 5 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định về tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp và trả cho người lao động nghỉ việc do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

Điều 5. Tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp và trả cho người lao động nghỉ việc do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này và tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc điều trị, phục hồi chức năng theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi xảy ra tai nạn lao động hoặc trước khi bị bệnh nghề nghiệp. Nếu thời gian làm việc, học nghề, tập nghề, thử việc, tập sự không đủ 6 tháng thì tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp là tiền lương được tính bình quân của các tháng trước liền kề thời điểm xảy ra tai nạn lao động hoặc thời điểm xác định bị bệnh nghề nghiệp.

2. Mức tiền lương tháng quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo từng đối tượng như sau:

a) Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân thì mức tiền lương tháng bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp (nếu có) liên quan đến tiền lương (phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung).

b) Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì mức tiền lương tháng bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác mà hai bên đã xác định trong hợp đồng lao động.

c) Đối với người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động có mức lương học nghề, tập nghề thì mức lương tháng là tiền lương học nghề, tập nghề do hai bên thỏa thuận; trong trường hợp không có mức lương học nghề, tập nghề thì tiền lương làm căn cứ bồi thường, trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này là mức lương tối thiểu do Chính phủ công bố tại địa điểm người học nghề, tập nghề làm việc.

d) Đối với công chức, viên chức trong thời gian tập sự thì mức lương tháng là tiền lương tập sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

đ) Đối với người lao động đang trong thời gian thử việc thì mức lương tháng là tiền lương thử việc do hai bên thỏa thuận theo quy định của Bộ luật Lao động áp dụng.

Như vậy, người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải bồi thường tai nạn lao động cho người lao động là người thử việc khi có đủ các căn cứ bồi thường theo quy định pháp luật. Ngoài ra, người sử dụng lao động phải lưu ý thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về việc chuẩn bị đồ bảo hộ lao động theo quy định.


Xem thêm:

Các mức bồi thường cho người lao động chết do bị tai nạn lao động

Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người (Điều 295 BLHS)

Tội cưỡng bức lao động (Điều 297 BLHS)


Lưu ý: Các thông tin, nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *