Giấy phép xuất bản không kinh doanh là loại giấy phép được cấp cho các tổ chức, cá nhân hoặc đơn vị nào đó để cho phép họ xuất bản và phân phối các tác phẩm văn học, nghệ thuật mà không vì mục đích kinh doanh. Việc có giấy phép xuất bản không kinh doanh giúp đảm bảo rằng các tác phẩm được xuất bản và sử dụng một cách hợp pháp
- Các tài liệu không kinh doanh được cấp giấy phép xuất bản
Theo Điều 12 của Nghị định 195/2013/NĐ-CP, danh mục tài liệu không kinh doanh được cấp giấy phép xuất bản bao gồm:
- Tài liệu tuyên truyền và cổ động: Nhằm phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ lớn và sự kiện quan trọng của quốc gia.
- Tài liệu hướng dẫn: Bao gồm các chỉ dẫn về việc thực hiện các chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng cũng như pháp luật của Nhà nước.
- Tài liệu phòng chống thiên tai và dịch bệnh: Hướng dẫn các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường và ứng phó với các thảm họa tự nhiên.
- Kỷ yếu hội nghị, hội thảo: Được tổ chức bởi các cơ quan, tổ chức trong nước.
- Tài liệu giới thiệu hoạt động: Của các tổ chức, cơ quan nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
- Tài liệu lịch sử: Liên quan đến Đảng, chính quyền địa phương và tài liệu phục vụ cho các nhiệm vụ chính trị của địa phương, phải có sự xác nhận của tổ chức đảng hoặc cơ quan cấp trên.
Do đó, các tài liệu không kinh doanh được nêu trên có thể được xuất bản theo quy định. Đối với tài liệu từ các đơn vị quân đội và công an, giấy phép xuất bản sẽ được cấp sau khi có ý kiến từ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc các cơ quan được ủy quyền bởi hai bộ này (theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 195/2013/NĐ-CP).

2.Thủ tục xin giấy phép xuất bản phẩm không kinh doanh
2.1. Hồ sơ:
Căn cứ Khoản 4 Điều 25 Luật Xuất bản 2012 quy định về hồ sơ:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép
– Ba bản thảo tài liệu; trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt. Đối với tài liệu để xuất bản điện tử, phải lưu toàn bô nội dung vào thiết bị số
– Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp đổi với tổ chức nước ngoài.
2.2. Cơ quan có thẩm quyền
– Nơi nộp hồ sơ:
+ Doanh nghiệp trung ương/nước ngoài tại Hà Nội: nộp tại Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội.
+ Doanh nghiệp địa phương: nộp tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh nơi có trụ sở hoặc cửa khẩu.
– Phương thức nộp hồ sơ:
+ Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết (TN&TKQ) TTHC của UBND cấp huyện (Bộ phận Một cửa)
+ Qua hệ thống bưu chính
+ Nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công thành phố
2.3. Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp giấy phép xuất bản, đóng dấu vào ba bản thảo tài liệu và lưu lại một bản, hai bản trả lại cho tổ chức đề nghị cấp phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Xem thêm:
Điều kiện của cá nhân khi phát hành xuất bản phẩm điện tử
Giấy phép thành lập nhà xuất bản
Lưu ý: Các thông tin, nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.
Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com
Tikok: www.tiktok.com/@lscchannel