Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu là gì? Có bắt buộc không?

(LSC) Vì sao doanh nghiệp nên đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền? Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp? Hãy cùng VPLS Dương Công tìm hiểu để thấy được tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền nhé.

Thương hiệu, nhãn hiệu là tài sản mà doanh nghiệp phải hao tốn rất nhiều tiền bạc, thời gian và tâm huyết để gây dựng. Tuy nhiên, đa phần doanh nghiệp lại quá tập trung vào việc phát triển thương hiệu mà quên mất giá trị và tầm quan trọng của việc “đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền” cho sản phẩm, dịch vụ mình đang sở hữu. Đây là vấn đề rất đáng lo ngại, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tranh chấp bản quyền hoặc nghiêm trọng hơn có thể bị “cướp” trắng thương hiệu.

Đọc thêm: Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu

                 Có được chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu không?

                  Tại sao nên đăng ký nhãn hiệu thông qua tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp

Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu là gì?

– Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu là thủ tục mà cá nhân, tổ chức cần thực hiện để hợp pháp hóa quyền sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu và có thể công khai về quyền sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu đó trên các phương tiện thông tin đại chúng.

– Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, cá nhân, tổ chức không bắt buộc phải đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu. Nhưng đây là quyền mà cá nhân, tổ chức được sử dụng để được pháp luật bảo vệ trước những tranh chấp về sở hữu trí tuệ.

Vì sao cần đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu?

Ở nước ta không hiếm gặp việc các nhãn hiệu có tên tuổi thường xuyên bị xâm phạm dưới các hình thức như sao chép, bắt chước kiểu dáng, mẫu mã gần giống hoặc tương tự, gây nhầm lẫn, đánh lừa người tiêu dùng và làm tổn hại đến kinh tế và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.

Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu là một yêu cầu tất yếu và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Để tránh phải bỏ tiền ra “đòi” lại chính “đứa con” của mình, doanh nghiệp nên thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu càng sớm càng tốt.

Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu

1. Xác lập quyền sở hữu hợp pháp đối với nhãn hiệu

Thông qua việc đăng ký nhãn hiệu, bạn sẽ kiểm tra được nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ mình đang sử dụng có bị trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký bảo hộ hay không để tránh vướng phải kiện tụng và đáng buồn hơn là những sản phẩm của bạn lại bị thu hồi, thương hiệu biến mất.

Khi đăng ký nhãn hiệu, bạn sẽ được pháp luật bảo vệ. Không một cá nhân, tổ chức nào có quyền sử dụng nhãn hiệu tương tự nhãn hiệu của bạn trong cùng lĩnh vực. Đồng nghĩa với việc sản phẩm của bạn là độc quyền.

2. Bảo vệ nhãn hiệu khỏi các hành vi xâm phạm

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký, nhãn hiệu, thương hiệu của bạn sẽ được pháp luật bảo hộ trước mọi hành vi xâm phạm của tổ chức, cá nhân khác.

Khi nhãn hiệu của bạn đã đăng ký bảo hộ, mà có người khác sử dụng nhãn hiệu giống hoặc tương tự với nhãn hiệu của bạn cho cùng loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn kinh doanh, bạn có thể nhờ pháp luật can thiệp để đình chỉ việc sản xuất, phân phối lưu thông, tịch thu, tiêu huỷ hàng hoá vi phạm… và xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đối với người xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình tại cơ quan Toà án.

3. Gia tăng niềm tin và độ nhận diện thương hiệu, nhãn hiệu với khách hàng

Đăng ký nhãn hiệu là một phương thức giúp công bố nhãn hiệu tới công chúng. Khi nhãn hiệu đăng ký bảo hộ được công bố, một bộ phận lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với nhãn hiệu. Qua đó khách hàng có thể nhận diện được nhãn hiệu của bạn với những nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức khác.

4. Khai thác các lợi ích thương mại từ nhãn hiệu

Sau khi đăng ký nhãn hiệu, bạn có thể khai được lợi ích thương mại từ nhãn hiệu của mình như: sử dụng nhãn hiệu gắn liền với sản phẩm, dịch vụ của mình; chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu nhãn hiệu… Mọi cá nhân tổ chức chỉ được sử dụng nhãn hiệu đó khi có sự cho phép của bạn.

Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu không chỉ mang lại những giá trị thương mại cho doanh nghiệp mà còn góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, thu hút đầu tư và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Chi phí, lệ phí nộp cho Nhà nước là 925.000 đồng/1 nhóm sản phẩm, dịch vụ bao gồm:
– Lệ phí nộp đơn 75.000VNĐ;
– Phí công bố đơn 120.000VNĐ
– Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ;
– Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ.
Từ sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi, bạn phải trả thêm:
– Phí tra cứu là: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
– Phí thẩm định nội dung: 120.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ

Dịch vụ đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu tại văn phòng luật sư Dương công

Việc đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu không chỉ là việc nộp đơn, tài liệu và phí và lệ phí mà trong suốt quá trình thẩm định hình thức, thẩm định nội dung (xem xét cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ) cần rất nhiều kinh nghiệm xử lý: đơn đăng ký nhãn hiệu chưa phù hợp hình thức? phân loại sản phẩm dịch vụ chưa phù hợp, có ý kiến phản đối của người thứ ba… Do đó, nhiều tổ chức, cá nhân đã lựa chọn Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp để thực hiện công việc này

Văn phòng luật sư Dương Công là Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp, Do đó, chúng tôi có đủ tư cách và năng lực tư vấn về đăng ký/ xác lập quyền về thương hiệu, nhãn hiệu và thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. 

Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com
Tiktok: tiktok.com/@lscchannel

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *