Skip to content
  • VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng luật sư Dương CôngVăn phòng luật sư Dương Công
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ luật sư
  • Hỏi đáp pháp luật
  • Nghiên cứu và trao đổi
  • Biểu mẫu
  • Tin tức
  • Tuyển dụng
Tin tức

Minh bạch về chủ sở hữu hưởng lợi: Đáp ứng yêu cầu cam kết quốc tế của Việt Nam

Lượt xem: 78
 Các chuyên gia cho rằng, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp được Quốc hội thông qua sáng 17/6, có nhiều quy định mới, trong đó, đã xây dựng khung pháp lý về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp để thực hiện cam kết quốc tế về phòng, chống rửa tiền, phù hợp với thực tiễn hiện nay.
Quang cảnh Hội nghị

Sửa đổi để thực hiện cam kết quốc tế về phòng, chống rửa tiền

Tại Hội nghị “Điểm mới trong Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp và Nghị định thay thế Nghị định số 01/2021/NĐ-CP” được Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể (Bộ Tài chính) tổ chức ngày 17/6, tại Hà Nội, bà Trần Thị Xuyến – Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể cho biết, một trong những điểm mới quan trọng của luật là các quy định liên quan đến chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo thực thi cam kết quốc tế của Việt Nam trong triển khai hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền.

Bổ sung thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi tại thời điểm thay đổi đăng ký

Theo bà Trần Thị Xuyến, về điều khoản chuyển tiếp, đối với doanh nghiệp được đăng ký thành lập trước thời điểm luật này có hiệu lực thi hành thì việc bổ sung thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp (nếu có), thông tin để xác định chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp (nếu có) được thực hiện đồng thời tại thời điểm doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp gần nhất, trừ trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu bổ sung thông tin sớm hơn.

Theo bà Trần Thị Xuyến, căn cứ thực hiện nhiệm vụ và yêu cầu thực tiễn cho thấy, chỉ số gia nhập thị trường của Việt Nam (tại Báo cáo B-Ready của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố thí điểm tháng 10/2024 thay thế Doing Business) có thứ hạng thấp 29/50, trong đó, các nội dung về thu thập thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp đều có điểm bằng không.

Đồng thời, các tổ chức quốc tế: Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF); Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế… và các sáng kiến, thỏa thuận hợp tác kinh tế quốc tế cũng công nhận khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) là chuẩn mực quốc tế về phòng chống rửa tiền và đưa vào các tài liệu, văn kiện và tuyên bố thỏa thuận quốc tế. Trong tiến trình hội nhập quốc tế, Việt Nam có nghĩa vụ tuân thủ các quy định này.

Đoàn công tác của Nhóm châu Á – Thái Bình Dương về phòng, chống rửa tiền nêu quan ngại: “Việt Nam chưa chứng minh được đủ tiến triển đối với bất kỳ một hành động nào trong số 17 hành động được chỉ định”.

“Nếu Việt Nam bị đưa vào “danh sách đen”, dòng vốn đầu tư từ nước ngoài có nguy bị giảm sút đáng kể, các tổ chức tài chính của Việt Nam sẽ bị các nước khác tính phí cao hơn và bị rà soát tăng cường, đồng thời gặp khó khăn trong vay nợ, vay ưu đãi từ IMF, WB, Ngân hàng Phát triển châu Á…” – bà Xuyến cho hay.

Theo bà Xuyến, khuyến nghị 24 của FATF cho rằng, thông tin của doanh nghiệp hiện đã có cơ chế thu thập, nhưng thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi chưa có quy định.

Về kinh nghiệm quốc tế, hiện nay, khoảng 90/160 nền kinh tế có quy định về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp. Đồng thời, hầu hết các quốc gia tại Đông Nam Á và Trung Quốc đều đã có quy định về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp. Trong đó, phần lớn các quốc gia đã xác định ngưỡng sở hữu vốn chủ sở hữu cụ thể để xác định chủ sở hữu thực sự của pháp nhân từ 10% đến 25%…

Vì vậy, việc phải sửa đổi, bổ sung nội dung chủ sở hữu hưởng lợi để thực hiện cam kết quốc tế của Việt Nam với các thủ tục hành chính để kiểm soát được các vấn đề liên quan đến dòng tiền của doanh nghiệp.

Nhiều quy định cụ thể về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp

Bà Xuyến cho hay, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp bổ sung khoản 5a, Điều 8 về Nghĩa vụ của doanh nghiệp: “Thu thập, cập nhật, lưu giữ thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp; cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác định chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp khi được yêu cầu”.

Ngoài ra, Luật còn bổ sung quy định: “Thông tin kê khai chủ sở hữu hưởng lợi là thông tin trong hồ sơ đăng ký công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần – Quy định tại Điều 20, 21, 22; Bổ sung khoản 5 Điều 25: “Danh sách chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; dân tộc; giới tính; địa chỉ liên lạc; tỷ lệ sở hữu hoặc quyền chi phối; thông tin về giấy tờ pháp lý của cá nhân chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp”…

Có thể nói, việc đưa chủ sở hữu hưởng lợi vào luật sẽ giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đồng thời, giảm rủi ro cho nhà đầu tư và doanh nghiệp nhờ minh bạch hóa thông tin về sở hữu doanh nghiệp; giảm nguy cơ gây hậu quả từ việc “núp bóng” sở hữu để chi phối doanh nghiệp theo các cách thức tiêu cực và thiếu minh bạch.

Trước đó, tại các phiên thảo luận tại hội trường, nhiều Đại biểu Quốc hội tán thành quy định khái niệm “chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp” theo hướng khái quát, quy định nguyên tắc chung như tại dự thảo Luật để tương đồng với Luật Phòng, chống rửa tiền. Đồng thời tuân thủ nguyên tắc cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

Nhiều điểm mới trong Luật Doanh nghiệp sửa đổi

Đại điện Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể cho hay, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp gồm 3 Điều. Một trong những sửa đổi, bổ sung quan trọng là: Sửa đổi bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều 16: “4. Kê khai giả mạo, kê khai không trung thực, kê khai không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp”; “5. Kê khai khống vốn điều lệ thông qua hành vi không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký mà không thực hiện đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ theo quy định của pháp luật; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị”.

Luật cũng sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 17 như sau: Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2: “b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, trừ trường hợp được thực hiện theo quy định của pháp luật về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”;

Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 2: “e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng”;

Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3: “b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng, trừ trường hợp được thực hiện theo quy định của pháp luật về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”…

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

Đọc thêm: Từ 1/7 doanh nghiệp sẽ phải kê khai thông tin chủ sở hữu hưởng lợi


Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com
Tiktok: tiktok.com/@lscchannel

 

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Danh mục
  • An ninh trật tự và PCCC (2)
  • An toàn vệ sinh thực phẩm (14)
  • Bản quyền tác giả (9)
  • Biểu mẫu (26)
  • Biểu phí tham khảo (6)
  • Các loại Giấy phép (71)
  • Cơ cấu tổ chức và nhân sự (8)
  • Cuộc gọi Thương hiệu (2)
  • Dân sự- Đất Đai- HNGĐ (73)
  • Đầu tư (10)
  • Dịch vụ luật sư (122)
  • Doanh nghiệp, đầu tư và giấy phép hoạt động (66)
  • Doanh nghiệp/ Công ty (57)
  • Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ (3)
  • Giấy phép lữ hành du lịch (7)
  • Giấy phép Phòng cháy chữa cháy (1)
  • Giấy phép về Mỹ phẩm (14)
  • Giới thiệu (9)
  • Hành chính (18)
  • Hình sự (114)
  • Hình sự (24)
  • Hình sự- Hành chính (18)
  • Hộ kinh doanh (15)
  • Hỏi đáp pháp luật (172)
  • Hợp đồng (6)
  • Hợp tác xã (8)
  • Lao động- Tài chính- Kinh doanh thương mại (54)
  • Luật sư riêng (6)
  • Mã số mã Vạch (6)
  • mã vạch (2)
  • Nghiên cứu và trao đổi (150)
  • Nhãn hiệu (thương hiệu) (19)
  • Sở hữu tuệ (18)
  • Thực thi và bảo vệ quyền SHTT (6)
  • Tin tức (261)
  • Tuyển dụng (9)
  • Xuất cảnh – Nhập cảnh (11)
Bài viết mới
  • Hà Nội: Xin lỗi về sự cố trả kết quả đăng ký doanh nghiệp
  • Đất không sử dụng bao nhiêu năm thì bị mất quyền sử dụng?
  • Vị trí và chức năng và nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký đất đai
  • Thông báo Thay đổi địa chỉ giao dịch

Văn phòng luật sư Dương Công

  • Văn phòng: số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Địa chỉ: Số 59A, ngách 58/23, phố Trần Bình, tổ 24 phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
    0867.678.066 - 0869.562.670

Hotline

0867.678.066

Hướng dẫn

Về chúng tôi
Báo giá & hỗ trợ

Hỗ trợ khách hàng

luatsucong.vn

Quy định

Điều khoản thỏa thuận
Chính sách bảo mật

Chăm sóc khách hàng

vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Đăng ký tư vấn pháp luật

    Facebook
    facebook
    Zalo
    Zalo
    Gọi free
    Chat>        <div class=Chat
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
    • Dịch vụ luật sư
    • Hỏi đáp pháp luật
    • Nghiên cứu và trao đổi
    • Biểu mẫu
    • Tin tức
    • Tuyển dụng