Người bị hại vắng mặt, phiên tòa hình sự có được xét xử không?

Hỏi: Tôi là bị hại trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tôi đã nhận được Giấy triệu tập của Tòa án đề nghị tham gia phiên tòa xét xử. Tuy nhiên hiện nay tôi đang đi làm xa không thể tham gia phiên tòa thì phiên tòa có được xét xử không? (Chị Hương – Hà Nội)

Văn phòng luật sư Dương Công trả lời (Câu trả lời chỉ mang tính chất minh họa):

Người bị hại vắng mặt tại phiên tòa xét xử? 

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:

Bị hại có nghĩa vụ:

a. Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;”

Theo quy định tại Điều 26 BLTTHS 2015 quy định: “Phiên tòa xét xử vụ án hình sự phải có mặt đầy đủ những người theo quy định của Bộ luật này, trường hợp vắng mặt phải vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc trường hợp khác do Bộ luật này quy định.”

Theo đó, khi có Giấy triệu tập chị phải có nghĩa vụ tham gia phiên tòa xét xử, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan. Trường hợp chị có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không thể tham gia phiên tòa xét xử, cần làm đơn xin xét xử vắng mặt nêu rõ lý do, gửi đến tòa trước khi phiên tòa xét xử diễn ra.

Theo quy định Điều 292 BLTTHS 2015 quy định:

 “Điều 292. Sự có mặt của bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ

  1. Nếu bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
  2. Trường hợp xét thấy sự vắng mặt của bị hại, đương sự chỉ trở ngại cho việc giải quyết bồi thường thiệt hại thì Hội đồng xét xử có thể tách việc bồi thường để xét xử sau theo quy định của pháp luật.”

Căn cứ Điều 305 BLTTHS 2015: 

Điều 305. Giải quyết yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt

Chủ tọa phiên tòa phải hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa xem có ai yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét hay không. Nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt hoặc tuy có mặt tại phiên tòa nhưng vì lý do sức khỏe không thể tham gia tố tụng thì chủ tọa phiên tòa phải hỏi xem có ai yêu cầu hoãn phiên tòa hay không; nếu có người yêu cầu thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.”

Tại buổi xét xử, Chủ tọa phiên tòa sẽ hỏi ý kiến Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa về việc chị Hương vắng mắt thì có ai muốn yêu cầu hoãn phiên tòa hay không, nếu có thì Hội đồng xét xử sẽ xem xét, quyết định. 

Do đó, Hội đồng xét xử sẽ xem xét tùy trường hợp để quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử khi chị Hương vắng mặt.

Ảnh minh họa

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại có đơn đề nghị vắng mặt?

Căn cứ tiểu mục 7 Mục II Công văn 206/TANDTC-PC quy định: “7. Trong vụ án hình sự, tại phiên tòa lần đầu, bị hại có đơn đề nghị xét xử vắng mặt, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại có đơn đề nghị vắng mặt và đề nghị hoãn phiên tòa. Trường hợp này, Tòa án hoãn phiên tòa hay tiếp tục xét xử vụ án?

Đối với trường hợp vắng mặt bị hại thì Tòa án căn cứ khoản 1 Điều 292 Bộ luật Tố tụng hình sự xem xét hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.

Bộ luật Tố tụng hình sự không quy định việc vắng mặt của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại thì Tòa án xem xét hoãn phiên tòa. Do đó, trường hợp này, Tòa án vẫn mở phiên tòa theo quy định. Tuy nhiên, nếu việc vắng mặt người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại mà ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử có thể căn cứ vào Điều 305 Bộ luật Tố tụng hình sự, hỏi xem có ai yêu cầu hoãn phiên tòa hay không, nếu có yêu cầu thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.”

Theo đó, đối với trường hợp vắng mặt bị hại thì Tòa án tùy từng trường hợp mà xem xét hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.

Bộ luật Tố tụng hình sự không quy định việc vắng mặt của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại. Do đó, trường hợp vắng mặt của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, Tòa án vẫn mở phiên tòa theo quy định.

Tuy nhiên, nếu việc vắng mặt người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại mà ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử thì chủ tọa hỏi xem có ai yêu cầu hoãn phiên tòa hay không, nếu có yêu cầu thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.


Xem thêm:

Khởi tố theo yêu cầu của người bị hại 

Người bị hại trong vụ án “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”


Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com
Tiktok: tiktok.com/@lscchannel

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *