Chứng nhận ISO 22000:2018 là chứng chỉ có giá trị quốc tế, nó như một lời cam kết của doanh nghiệp trong việc kiểm soát các mối nguy hiểm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng…
Giấy chứng nhận ISO 22000:2018 là một chứng chỉ do 01 Tổ chức chứng nhận cấp. Tổ chức chứng nhận hoạt động theo nguyên tắc chung của Tổ chức ISO thế giới. Đồng thời, Tổ chức chứng nhận cũng là đơn vị chịu sự giám sát và chỉ định của Bộ Khoa học Công nhận
Do đó việc thực hiện chứng nhận ISO phải đảm bảo đúng theo quy trình quy định. Quy trình này bao gồm rất nhiều công việc và giai đoạn.
Việc thực hiện đúng theo quy trình này giúp giấy chứng nhận ISO được đảm bảo tính hợp pháp của nó.
Bước 1: Đăng ký chứng nhận và thỏa thuận với tổ chức chứng nhận
Để thực hiện được chứng nhận; Doanh nghiệp cần thỏa thuận với Tổ chức chứng nhận các vấn đề liên quan tới hoạt động chứng nhận.
Doanh nghiệp sẽ gửi bản Đăng ký chứng nhận cho Tổ chức chứng nhận. Đăng ký chứng nhận sẽ bao gồm các thông tin liên quan tới Doanh nghiệp. Ví dụ: Tên doanh nghiệp; Địa điểm đánh giá; Lĩnh vực sản xuất; Số lượng nhân sự….
Việc đánh giá chứng nhận sẽ được 02 bên thỏa thuận qua các hợp đồng chứng nhận.
Bước 2: Xem xét thông tin và lập kế hoạch đánh giá chứng nhận
Tổ chức chứng nhận tiếp nhận được thông tin và yêu cẩu của Doanh nghiệp. Sau đó, Tổ chức chứng nhận xem xét thông tin và lập kế hoạch đánh giá gửi Khách hàng. Kế hoạch đánh giá sẽ chủ yếu bao gồm các thông tin chứng nhận. Ví dụ như: thời gian đánh giá; địa điểm đánh giá; thông tin các chuyên gia đánh giá; nội dung đánh giá…
Kế hoạch đánh giá sẽ giúp Doanh nghiệp chủ động việc chuẩn bị các nội dung đánh giá.
Bước 3: Đánh giá tài liệu và đánh giá chứng nhận tại hiện trường
Các chuyên gia đánh giá của Tổ chức chứng nhận sẽ xem xét các tài liệu, quy trình, hướng dẫn… và thực tế sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp có phù hợp với các điều khoản trong tiêu chuẩn ISO 22000 hay không.
Kết quả bước này là bằng chứng xác nhận cho việc Hệ thống quản lý của doanh nghiệp có phù hợp tới tiêu chuẩn ISO 22000 hay không.
Bước 4: Thẩm xét hồ sơ đánh giá và cấp giấy chứng nhận
Sau khi đã có kết quả đánh giá của chuyên gia đánh giá chứng nhận. Tổ chức chứng nhận sẽ thẩm xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận ISO có hiệu lực 03 năm và thời hạn giám sát tối thiểu 12 tháng/lần.
Bước 5: Đánh giá giám sát và chứng nhận lại
Sau khi đạt được chứng nhận ISO 22000, Doanh nghiệp phải tiếp tục duy trì hệ thống quản lý.
Tới thời hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để duy trì hiệu lực chứng nhận.
Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu.
Số lần đánh giá giám sát thông thường là 2 lần (12 tháng/lần)