Các mức bồi thường cho người lao động chết do bị tai nạn lao động

(LSC):Trợ cấp cho người lao động bị chết do bị tai nạn lao động là một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Việc bảo vệ và đảm bảo quyền lợi cho người lao động và gia đình trong trường hợp tai nạn lao động là một nhiệm vụ cấp thiết của các cơ quan chức năng và hệ thống pháp luật. Việc hiểu rõ về quyền lợi và chế độ trợ cấp cho người lao động và gia đình trong trường hợp tai nạn lao động không chỉ giúp tăng cường an ninh xã hội mà còn đảm bảo sự công bằng và chính đáng cho các bên liên quan. Hãy cùng tìm hiểu và nắm bắt thông tin cần thiết để bảo vệ và đảm bảo quyền lợi cho người lao động và gia đình trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động.

  1. Bồi thường cho người lao động chết do bị tai nạn lao động

Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư 28/2021/TT- BLĐTBXH quy định về các trường hợp được bồi thường tai nạn lao động:

“Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra; trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.”

Theo đó, người lao động bị tai nạn lao động dẫn tới suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không phải do lỗi của chính người lao động này gây ra.

Theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 3 Thông tư 28/2021/TT- BLĐTBXH:

“Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.”

Do đó,  đối với người lao động bị tai nạn lao động dẫn tới suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc thân nhân của người lao động bị chết do tai nạn lao động thì mức bồi thường tai nạn lao động ít nhắt bằng 30 tháng tiền lương.

2. Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động

Căn cứ Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2015

“Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

2. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

3. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất trong trường hợp người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật bảo hiểm xã hội.”

Đối với trường hợp người lao động bị chết do tai nạn lao động, điều trị lần dầu do tai nạn lao động và bị chết trong thời gian điều trị thương tật thì thân nhân của họ sẽ được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp này bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết. Ngoài ra, thân nhân của người lao động bị chết còn được hưởng chế độ tử tuất.

3. Chế độ tử tuất

3.1. Trợ cấp mai táng

Căn cứ Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:

a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;

b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.

2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.

…….”

Đối với người lao động chết do tai nạn lao động thì người lo mai táng sẽ được nhận một lần trợ cấp mai táng. Và mức trợ cấp mai táng này bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động này chết.

3.2. Trợ cấp tuất

  • Trợ cấp tuất hằng tháng

Trong vụ tai nạn lao động tại nhà máy xi măng tại Yên Bái khiến 7 công nhân tử vong thì người thân của công nhân được hưởng tiền tuất hàng tháng theo quy định tại Khoản 1 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:

a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

b) Đang hưởng lương hưu;

c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.”

Người thân của 7 công nhân tử vong do tai nạn lao động tại Yên Bái  được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được quy định tại Khoản 2 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 bao gồm:

a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;

b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;

d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.”

Mức trợ cấp tuất hằng tháng mà người thân của người lao động chết do bị tai nạn lao được hưởng cho mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở, đối với người thân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở. Đối với một người lao động chết thì số người thân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không quá 4 người, trường hợp có hai người lao động chết trở lên thì người thân của những người này được hưởng 2 lần mức trợ cấp này (căn cứ Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

  • Trợ cấp tuất một lần

Trường hợp trong người lao động chết do bị tai nạn lao động không có thân nhân hưởng tiền tuất hàng tháng hoặc người thân của người lao động chết do bị tai nạn lao động có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần thì người thân của người lao động chết do bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp tuất một lần (Theo Điều 69 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

Mức trợ cấp tuất một lần được quy định tại Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

1. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật này.

2. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.

3. Mức lương cơ sở dùng để tính trợ cấp tuất một lần là mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết.

Theo đó, người thân của người lao động chết do bị tai nạn lao động được hưởng mức trợ cấp tuất một lần:

– Đối với người đang hưởng lương hưu :

Mức hưởng = 48 x Lương hưu – 0,5 x (Số tháng đã hưởng lương hưu – 2) x Lương hưu

– Đối với các trường hợp còn lại :

Mức hưởng = 1,5 x Mbqtl x Thời gian tham gia BHXH trước năm 2014 + 2 x Mbqtl x Thời gian tham gia BHXH từ năm 2014 trở đi

Trong đó: Mbqtl: Mức bình quân tiền lương đóng BHXH

Các số tháng lẻ trước năm 2014 chuyển sang thời gian năm 2014 và làm tròn theo nguyên tắc từ 1- 6 tháng là nửa năm, từ 7 – 12 tháng làm tròn 1 năm).

Lưu ý: Mức lương cơ sở dùng để tính trợ cấp tuất một lần và mai táng phí là mức lương cơ sở tại tháng mà NLĐ chết

Như vậy, trong vụ tai nạn lao động khiến người lao động bị chết thì người thân của người lao  được bồi thường tai nạn lao động, trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, chế độ tử tuất như trên.

Đọc thêm:

Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân

Thủ tục rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động

Bảo đảm thực hiện pháp luật lao động về lao động nữ trong thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị


Lưu ý: Các thông tin, nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *