Kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Cơ sở đủ điều kiện hoạt động là cơ sở đáp ứng điều kiện về An toàn vệ sinh thực phẩm- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điện kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, kể từ khi cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng có nhiều nguyên nhân khách quan dẫn đến thay đổi các thông tin trên giấy chứng nhận thì cần phải làm thay đổi nội dung này.
1- Điều kiện, những lưu ý trong trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận
- Cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn vệ sinh thực phẩm nhưng có sự thay đổi sau đây thì cần phải thực hiện cấp đổi lại Giấy chứng nhận:
– Thay đổi tên cơ sở (tên công ty)
– Thay đổi chủ cơ sở (Thay đổi người đại diện Pháp Luật)
– Thay đổi đổi địa chỉ nhưng không thay đổi vị trí và toàn bộ quy trình kinh doanh dịch vụ ăn uống
- Lưu ý
– Để được cấp đổi giấy chứng nhận đã cấp khi rơi vào các điều kiện trên thì Giấy chứng nhận đã cấp phải còn thời hạn, hiện nay thời hạn cấp của giấy chứng nhận là 3 năm. Do đó, trong trường hợp cấp đổi này, thời hạn của giấy chứng nhận cấp đổi này sẽ là thời hạn còn lại của giấy chứng nhận đã cấp trước đó
– Ngoài các trường hợp trên, cơ sở có sự thay đổi khác thì Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải làm thủ tục Cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
2- Hồ sơ xin cấp đổi Giấy chứng nhận
Theo quy định, Cơ sở kinh doanh thực hiện cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo;
- Giấy chứng nhận đang còn thời hạn (bản gốc);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận sự thay đổi tên, địa chỉ của cơ sở (bản sao công chứng);
- Bản sao kết quả khám sức khỏe, Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở mới (trường hợp đổi chủ cơ sở) có xác nhận của cơ sở;
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3- Trình tự thực hiện cấp đổi giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
– Bước 1: Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chuẩn bị hồ sơ theo quy định.
– Bước 2: Cơ quan quản lý tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ:
– Bước 3: Trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ xin cấp đổi Giấy chứng nhận, Cơ quan quản lý ANTP có trách nhiệm cấp đổi Giấy chứng nhận cho cơ sở. Trường hợp từ chối cấp đổi, Cơ quan quản lý phải thông báo bằng văn bản cho cơ sở và nêu rõ lý do.
– Bước 4: Trả kết quả cho cơ sở.
Đọc thêm: Thủ tục xin giấy chứng nhận An toàn thực phẩm cho Nhà hàng ăn uống
Thủ tục nhập khẩu sản phẩm động vật (thịt bò đông lạnh, thịt bò sống)
Mẫu bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.
Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com