Có được sử dụng vàng miếng làm phương tiện thanh toán không?

Vàng miếng là một trong những nguyên liệu quý hiếm được sử dụng để chế tác hoặc tích trữ. Vàng miếng cũng có giá trị vô cùng to lớn về mặt kinh tế nhưng vàng không được coi là phương tiện để thanh toán theo quy định pháp luật.

Nguồn: Internet

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP:

2. Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây được gọi là Ngân hàng Nhà nước) cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.”

Điều 19 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng, bao gồm:

1. Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.
2. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
3. Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
4. Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.
5. Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này.
6. Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.
7. Vi phạm các quy định khác tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Theo đó, sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng.”

Như vậy, việc sử dụng vàng miếng làm công cụ thanh toán là hành vi vi phạm pháp luật.

Khoản 1, 2 Điều 24 NĐ 88/2019/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh vàng, trong đó có hành vi sử dụng vàng làm công cụ thanh toán sẽ bị xử phạt như sau:

+ Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

– Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

– Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.

Bên cạnh đó, Điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, mức phạt tiền được quy định như sau:

– Mức phạt tiền đối với cá nhân là mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định 88/2019/NĐ-CP, và mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính là gấp đôi mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, việc sử dụng vàng làm công cụ thanh toán là hành vi vi phạm pháp luật, nếu vi phạm, cá nhân, tổ chức có thể bị áp dụng các hình thức phạt như cảnh cáo, phạt vi phạm hành chính.


Lưu ý: Các thông tin, nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *