Cơ quan đăng ký kinh doanh

(LSC) khi thực hiện các thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp và đăng ký Hộ kinh doanh, cơ quan có thẩm quyền về đăng ký kinh doanh. Vậy cơ quan đăng ký kinh doanh là cơ quan nào?. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cố gắng làm rõ vấn đề này.

1- Đăng ký doanh nghiệp và đăng ký hộ kinh doanh

1.1 Đăng ký doanh nghiệp

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, “Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này”

   Như vậy, đăng ký doanh nghiệp là thuận ngữ khá rộng, bao gồm các thủ tục đăng ký doanh nghiêp tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp tổ chức/cá nhân được ủy quyền thực hiện một vài thủ tục đăng ký doanh nghiệp cụ thể thì có thể ghi chung là thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

1.2 Đăng ký hộ kinh doanh

Không giống như doanh nghiệp, Hộ kinh doanh không có khái niệm, cụm từ mang tính khái quát. Căn cứ vào các quy định pháp luật thì có thuận ngữ và là các thủ tục riêng về Đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký thay đổi nội dung hộ kinh doanh; tạm ngừng kinh doanh; chấm dứt hộ kinh doanh

Đây là những điểm lưu ý khi tổ chức/cá nhân được ủy quyền thực hiện một vài thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cần cụ thể theo từng thủ tục để tránh việc bị bắt bẻ về câu chữ trong luật

2. Hệ thống Cơ quan đăng ký kinh doanh 

2.1 Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. 

ví dụ: Phòng đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội, Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố HCM, Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang…

– Nhiệm vụ và quyền hạn:

+Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh nghiệp

+Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh;

+ Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; thực hiện việc chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật dữ liệu đăng ký doanh nghiệp tại địa phương vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

+ Cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan quản lý thuế tại địa phương và theo yêu cầu của Cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

+ Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp.
+ Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
+ Kiểm tra, giám sát Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về đăng ký hộ kinh doanh.
+ Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Nghị định này.
+ Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định pháp luật.
+ Đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
2.2 Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
– Nhiệm vụ, quyền hạn
+ Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp đăng ký hộ kinh doanh.
+ Hướng dẫn hộ kinh doanh và người thành lập hộ kinh doanh về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
+ Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về hộ kinh doanh hoạt động trên phạm vi địa bàn; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế cấp huyện về tình hình đăng ký hộ kinh doanh trên địa bàn.
+ Cung cấp thông tin về đăng ký hộ kinh doanh trên phạm vi địa bàn cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Cơ quan quản lý thuế tại địa phương, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
+ Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.
+ Yêu cầu hộ kinh doanh báo cáo về việc tuân thủ các quy định tại Nghị định này khi cần thiết.
+ Yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi phát hiện hộ kinh doanh không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh.
+ Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
+ Đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.

Bộ phận 1 cửa- Phòng Đăng ký kinh doanh TP Hà Nội, nguồn: internet

3. Xác định thẩm quyền đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh

– Đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp, Đơn vị phụ thuộc có trụ sở chính ở tỉnh, thành phố nào thì cơ quan đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố đó đó có thẩm quyền giải quyết, trừ trường hợp chuyển trụ sở chính sang tỉnh, thành phố khác.

Ví dụ: dự kiến thành lập công ty tại tỉnh Bình Dương thì Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Dương sẽ là đơn có thẩm quyền giải quyết; công ty A có trụ sở tại Quảng Ngãi khi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Quảng Ngãi sẽ là cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền giải quyết (trừ trường hợp chuyển trụ sở chính sang tỉnh Thái Nguyên thì Phòng Đăng ký kinh doanh có thẩm quyền giải quyết. Điều này cũng tương tự cho Chi nhánh, Văn phòng đại diện và Đại điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

– Đối với Hộ kinh doanh: Hộ kinh doanh có trụ sở chính ở quận, huyện nào thì cơ quan đăng ký kinh doanh đó có thẩm quyền giải quyết, trừ trường hợp

+ Hộ kinh doanh chuyển trụ sở chính sang quận, huyện khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh dự kiến chuyển đến sẽ là cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền giải quyết;

+ Khi thành lập địa điểm kinh doanh của Hộ kinh doanh thì cơ quan có thẩm quyền nơi đặt trụ sở kinh doanh có thẩm quyền giải quyết.

Đọc thêm: Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh

 Những đối tượng không được thành lập và quản lý doanh nghiệp

Quy trình, thủ tục thành lập công ty

Hồ sơ, thủ tục thành lập Hộ kinh doanh


Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066 (trong giờ hành chính)
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *