Đeo tai nghe khi tham gia giao thông nhưng không sử dụng có bị phạt không?

🔖Đeo tai nghe khi tham gia giao thông nhưng không sử dụng có bị phạt không?

Câu hỏi: Khi điều khiển xe tham gia giao thông, tôi cần đeo tai nghe để nghe hướng dẫn chỉ đường của Google Maps. Sau đó, tôi bị CSGT thổi còi và báo lỗi vi phạm. Tuy nhiên, ngay tại thời điểm bị CSGT bắt, tôi đang không sử dụng tai nghe. Vậy cho tôi hỏi nếu đeo tai nghe nhưng không sử dụng có bị phạt không? Xin cảm ơn! – (Câu hỏi của bạn Mai Anh – Hà Nội)

Đeo tai nghe nhưng không sử dụng có bị phạt không là thắc mắc của nhiều người khi tham gia giao thông. Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi này.

Theo điểm c Khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển xe mô tô (02 bánh, 03 bánh), xe máy (kể cả xe máy điện) không được phép sử dụng các loại vật dụng và thiết bị như ô (dù), điện thoại di động, các thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) khi đang điều khiển phương tiện lưu thông trên đường. Do đó, hành vi sử dụng thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) là hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. 

Theo Khoản 1 Điều 31 Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển xe đạp cũng không được sử dụng thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) khi tham gia giao thông. 

Tuy nhiên, hành vi đeo tai nghe khi lái xe chỉ bị phạt đối với người điều khiển xe máy, xe mô tô, xe đạp, không áp dụng đối với người điều khiển xe ô tô. 

Do đó có thể hiểu rằng, người điều khiển xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô đeo tai nghe và sử dụng các thiết bị âm thanh khác khi tham gia giao thông không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và không bị xử phạt.

Mức xử phạt vi phạm hành chính

Mức xử phạt vi phạm hành chính khi CSGT phát hiện ra hành vi đeo tai nghe khi đi đường của người điều khiển xe mô tô (02 bánh, 03 bánh), xe máy (kể cả xe máy điện) được quy định tại điểm h Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi tại điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

Phạt tiền từ 800.000 đồng – 01 triệu đồng đối với hành vi người điều khiển xe có hành vi sử dụng thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính khi đang lưu thông trên đường. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.

Như vậy, người điều khiển xe mô tô, xe máy có hành vi đeo và sử dụng tai nghe có thể bị phạt hành chính lên đến 01 triệu đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng. 

Người có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi đeo và sử dụng tai nghe

Người có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi đeo và sử dụng tai nghe được quy định tại Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của địa phương mình;

– Cảnh sát thuộc các ban ngành liên quan tới an toàn giao thông, an ninh trật tự, an toàn xã hội đường sắt, đường bộ trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ được giao, bao gồm:

+ Cảnh sát giao thông;

+ Cảnh sát trật tự;

+ Cảnh sát phản ứng nhanh;

+ Cảnh sát cơ động;

+ Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

Đeo tai nghe nhưng không sử dụng có bị phạt không?

Như đã phân tích ở trên, việc đeo và sử dụng tai nghe khi đang tham gia giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp đeo tai nghe nhưng không sử dụng, người điều khiển xe sẽ không vi phạm luật giao thông với điều kiện chứng minh được là mình không vi phạm. 

Tuy nhiên, điểm đ khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính”

Theo đó, khi CSGT phát hiện hành vi đeo tai nghe, người điều khiển xe buộc phải chứng minh rằng ngay tại thời điểm bị phát hiện, mình không sử dụng tai nghe nếu không chứng minh được thì sẽ bị xử phạt theo quy định. 

Đeo tai nghe nhưng không sử dụng có bị phạt không?
Đeo tai nghe nhưng không sử dụng có bị phạt không?

Nhưng để đảm bảo an toàn, tốt nhất chúng ta không nên đeo tai nghe hay bất kỳ thiết bị âm thanh tương tự nào khác (trừ thiết bị trợ thính) khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, dù bạn có hay không có sử dụng, dù là đeo 02 bên tai hay chỉ đeo 01 bên tai. 

Và quan trọng, khi nghe điện thoại, hãy dừng xe và tấp vào lề đường để bảo an toàn cho chính bản thân và người xung quanh.

Trên đây là toàn bộ các quy định liên quan để trả lời cho câu hỏi đeo tai nghe nhưng không sử dụng có bị phạt không? 


Đọc thêm:

Cá nhân có được mua pháo hoa trong dịp tết? Địa chỉ bán pháo hoa của Bộ Quốc phòng năm 2024

 Giấy chứng nhận Bảo hiểm trách nhiệm dân sự điện tử có giá trị pháp lý không?


Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *