Điều kiện kinh doanh thực phẩm

Tổ chức, cá nhân muốn tham gia kinh doanh thực phẩm, pháp luật đặt ra những yêu cầu bắt buộc phải đáp ứng, đó là những quy định về điều kiện kinh doanh. Pháp luật về đầu tư, kinh doanh hiện hành của Việt Nam quy định kinh doanh thực phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đó là những ngành nghề mà luật pháp đặt ra các yêu cầu mà các chủ thể phải đáp ứng khi kinh doanh. Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới hai hình thức: (1) Giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (giấy phép kinh doanh có thể mang nhiều tên khác nhau như: giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép hoạt động…); (2) Các điều kiện quy định về tiêu chuẩn chuyên môn kỹ thuật, công nghệ, vệ sinh môi trường, quy định về phòng cháy, chữa cháy, trật tự xã hội, an toàn giao thông và quy định về các yêu cầu khác đối với hoạt động kinh doanh (gọi tắt là điều kiện kinh doanh không cần giấy phép).

Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Y tế, là ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện được quy định tại Danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo theo Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư năm 2020 . Như vậy, các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện kinh doanh thực phẩm kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh (khoản 8 Điều 7 Nghị định số 01/2021/NĐ- CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp). Để được thực hiện quyền kinh doanh thực phẩm, các tổ chức, cá nhân phải đáp ứng toàn bộ những điều kiện mà pháp luật quy định đối với một cơ sở kinh doanh thực phẩm. Điều này được khẳng định tại khoản 1, Điều 3, Nghị định số 67/2016/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế, về nguyên tắc áp dụng pháp luật, đó là “tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện được quy định tại Nghị định này được sản xuất, kinh doanh thực phẩm”. Hiện nay, đối tượng kinh doanh thực phẩm được chia làm 2 nhóm:

+ Nhóm 1, nhóm các cơ sở kinh doanh phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Điều kiện cần và đủ để kinh doanh đó là phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh, các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Các cơ sở này sẽ bị mất quyền kinh doanh thực phẩm khi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hết hạn hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện bảo đảm ATTP

+ Nhóm 2, nhóm các cơ sở không phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP gồm: cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, bán rong thực phẩm và cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định. Điều kiện để kinh doanh thực phẩm là phải đáp ứng được các yêu cầu để bảo đảm ATTP trong kinh doanh được các Bộ quản lý chuyên ngành quy định. Ví dụ, đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc thẩm quyền quản lý chuyên ngành về ATTP của Bộ Công Thương, phải đáp ứng các yêu cầu sau: (1) Có đủ điều kiện ATTP phù hợp với từng loại hình kinh doanh thực phẩm được quy định tại Mục 8, Chương VI, Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ; (2) Thực hiện ký cam kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền do UBND cấp tỉnh phân cấp quản lý về ATTP trên địa bàn.

 Điều kiện để kinh doanh thực phẩm là phải đáp ứng được các yêu cầu để bảo đảm ATTP trong kinh doanh được các Bộ quản lý chuyên ngành quy định. Ví dụ, đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thuộc thẩm quyền quản lý chuyên ngành về ATTP của Bộ Công Thương, phải đáp ứng các yêu cầu sau: (1) Có đủ điều kiện ATTP phù hợp với từng loại hình kinh doanh thực phẩm được quy định tại Mục 8, Chương VI, Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ; (2) Thực hiện ký cam kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền do UBND cấp tỉnh phân cấp quản lý về ATTP trên địa bàn.

Việc quy định về điều kiện kinh doanh thực phẩm như vậy được xem là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựng rào cản nhằm hạn chế những cơ sở chưa đủ năng lực bảo đảm ATTP tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm trên thị trường, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm xem tại đây

Xem thêm: Mức xử phạt hành chính vi phạm An toàn thực phẩm

Giấy phép an toàn thực phẩm đối với nước uống đóng chai

Giấy phép kinh doanh cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com
Tiktok: tiktok.com/@lscchannel

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *