Điều kiện, trình tự, thủ tục công nhận điểm du lịch

Việt Nam là một quốc gia với rất nhiều danh lam, thắng cảnh, các địa điểm du lịch nổi tiếng. Các cá nhân, tổ chức cũng từ đó mà tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, sẵn có với mong muốn được công nhận các điểm du lịch, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước.

Nguồn: Internet

1. Điều kiện công nhận điểm du lịch

Hiện nay, điều kiện công nhận điểm du lịch được quy định tại Điều 23 Luật Du lịch 2017, hướng dẫn bởi Điều 11 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch, cụ thể:

Điều 11. Điều kiện công nhận điểm du lịch

1. Có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Tỷ lệ bản đồ phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và địa hình khu vực.

2. Có kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch, bao gồm:

a) Có kết nối giao thông, thông tin liên lạc thuận lợi;

b) Có điện, nước sạch;

c) Có biển chỉ dẫn, thuyết minh về điểm du lịch;

d) Có dịch vụ ăn uống, mua sắm.

3. Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, bao gồm:

a) Có bộ phận bảo vệ trực 24 giờ mỗi ngày;

b) Công khai số điện thoại, địa chỉ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch;

c) Có hình thức tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của khách du lịch;

d) Nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng, được bố trí đủ, tương ứng với số lượng khách du lịch vào thời kỳ cao điểm;

đ) Có biện pháp thu gom và xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường;

e) Áp dụng các biện pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.

2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận điểm du lịch

Hồ sơ đề nghị công nhận điểm du lịch được quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật Du lịch 2017, bao gồm:

  • Đơn đề nghị công nhận điểm du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định
  • Bản thuyết minh về điều kiện công nhận điểm du lịch theo quy định, bao gồm: có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định; có kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch; đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Trình tự, thủ tục, thẩm quyền đề nghị công nhận điểm du lịch được quy định tại Khoản 2 Điều 24 Luật Du lịch như sau:

  • Tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý điểm du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về du lịch (sau đây gọi chung là cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh) nơi có điểm du lịch
  • Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận điểm du lịch; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch

Sau khi được công nhận điểm du lịch, tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch có các quyền, nghĩa vụ được quy định tại Điều 25 Luật Du lịch 2017, cụ thể:

Tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch có quyền sau đây:

  • Đầu tư, khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch
  • Ban hành nội quy; tổ chức kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch
  • Tổ chức dịch vụ hướng dẫn; quy định, quản lý việc sử dụng hướng dẫn viên du lịch trong phạm vi quản lý
  • Được thu phí theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch có nghĩa vụ sau đây:

  • Bảo đảm điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan
  • Quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong phạm vi quản lý
  • Bảo đảm an toàn cho khách du lịch, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường tại điểm du lịch
  • Tổ chức tiếp nhận và giải quyết kịp thời kiến nghị của khách du lịch trong phạm vi quản lý.

Xem thêm:

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và nội địa

Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Thủ tục cấp đổi giấy phép lữ hành (quốc tế và nội địa)


Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com
Tiktok: tiktok.com/@lscchannel

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *