Điều kiện về Phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Nằm trong danh mục những ngành nghề kinh doanh có điều kiện được pháp luật quy định, khi kinh doanh nhà hàng/ quán ăn (cửa hàng ăn uống), cơ sở ngoài việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh còn phải có những giấy phép con khác như giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP, giấy phép phòng cháy chữa cháy. Để xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho nhà hàng/ quán ăn cần những gì? Cùng VPLS Dương Công tìm hiểu yêu cầu, điều kiện về Phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở nhà hàng, cửa hàng ăn uống, bán rượu tiêu dùng tại chỗ, có diện tích kinh doanh dưới 300 m2 và có khối tích dưới 1.000 m3.

VPLS Dương Công chuyên cung cấp dịch vụ xin giấy phép Phòng cháy chữa cháy. Liên hệ: 0867.678.066

Căn cứ theo điểm 6, Phụ lục IV, Nghị định 136/2020/NĐ-CP đối với cơ sở nhà hàng, cửa hàng ăn uống, bán rượu tiêu dùng tại chỗ, có diện tích kinh doanh dưới 300 m2 và có khối tích dưới 1.000 mthuộc danh mục cơ sở do UBND cấp xã quản lý về phòng cháy chữa cháy.

Cơ sở cần đáp ứng các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:

1. Có nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động của nhà hàng, gồm các nội dung cơ bản sau: Quy định việc quản lý, sử dụng điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị, dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt; quy định việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy; những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; những việc phải làm khi có cháy, nổ xảy ra.
2. Có sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải thể hiện đường, lối thoát nạn, vị trí bố trí phương tiện, thiết bị chữa cháy của khu vực, tầng nhà.
3. Có biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm:
a) Biển cấm lửa, biển cấm hút thuốc, biển cấm mang, sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động, thiết bị thu phát sóng, các thiết bị, vật dụng, chất có khả năng phát sinh nhiệt, tia lửa hoặc lửa tại nơi sản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ, xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng, hóa chất dễ cháy, nổ;
b) Biển báo khu vực có nguy hiểm về cháy, nổ;
c) Biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm: Biển chỉ hướng thoát nạn, cửa thoát nạn; biển chỉ vị trí trụ, cột, bể, bến lấy nước chữa cháy.
Quy cách, mẫu biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4879:1989 Phòng cháy – Dấu hiệu an toàn. Trong trường hợp cần phải quy định rõ hiệu lực của biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn thì phải có biển phụ kèm theo.
Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải được phổ biến và niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người biết và chấp hành.
4. Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
5. Có hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
6. Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
7. Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP

Về thủ tục đăng ký tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy dành cho Chủ nhà hàng và nhân viên đang làm việc tại nhà hàng

  • Nội dung huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy:
    – Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng;
    – Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;
    – Biện pháp phòng cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;
    – Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;
    – Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
    – Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
  • Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy: Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu: Từ 16 đến 24 giờ
  • Hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy:
    – Văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC23).
    – Nộp 01 bộ hồ sơ cho Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện thông qua một trong các hình thức sau: Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền, Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền, Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
  • Trình tự giải quyết hồ sơ
    – Tiếp nhận hồ sơ: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện theo các quy định sau:
    + Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC03);
    + Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC04).
    – Thời hạn giải quyết các thủ tục về huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy đối với cá nhân đề nghị cơ quan Công an tổ chức huấn luyện:
    Trường hợp số lượng người đăng ký huấn luyện từ 20 người trở lên: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Công an có trách nhiệm tổ chức huấn luyện và kiểm tra, đánh giá kết quả của đối tượng tham gia huấn luyện;

Trường hợp số lượng người đăng ký huấn luyện ít hơn 20 người: Cơ quan Công an có trách nhiệm tập hợp; khi đủ số lượng thì thông báo thời gian, địa điểm tổ chức huấn luyện và kiểm tra, đánh giá kết quả;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp huyện cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy (Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy) cho các cá nhân hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ

Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy do Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp huyện cấp và có giá trị sử dụng trên phạm vi cả nước trong thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp. Hết thời hạn này, phải huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận mới.


Lời kết:

Nếu bạn chưa hiểu quy trình xin giấy giấy phép PCCC ở các bước trên, hoặc có chỗ thực hiện phức tạp lại tốn nhiều thời gian và công sức, thì vẫn còn sự lựa chọn khác. Đó là bạn hãy tìm hiểu dịch vụ xin giấy giấy phép PCCC của bên thứ 3 để hỗ trợ thủ tục đăng ký nhanh nhất có thể với chi phí phù hợp. Đặc biệt, VPLS Dương Công luôn đảm bảo quyền lợi khách hàng một cách tốt nhất. Chính vì thế, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi đăng ký định danh tại đây!

Lưu ý: Các thông tin, nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Mọi thắc măc vui lòng  liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066 (giờ hành chính)
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *