Hỏi đáp nhanh về thừa kế

Dưới đây là những vấn đề chúng tôi thường nhận được các câu hỏi về thừa kế, để tạo điều kiện để cho quý anh/chị tìm hiểu được các câu trả lời nhanh cho các thắc mắc của mình, Bộ phận Tranh tụng- VPLS Dương Công tập hợp và trình bày dưới dạng câu hỏi để ông bà dễ theo dõi. Tuy nhiên, ông bà cần lưu ý, những nội dung này chỉ dừng ở việc tham khảo, còn việc áp dụng vào tình huống cụ thể cần phải được (nên) tham vấn của các chuyên gia, Luật sư…

Ảnh mang tính minh họa, nguồn internet

Câu 1: Di chúc có được đánh máy không?

Đáp: Căn cứ vào các quy định pháp luật, trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Như vậy, di chúc có thể được đánh máy nhưng với điều kiện di chúc phải có người làm chứng, còn các trường hợp hợp di chúc không có người làm chứng thì người để lại di chúc buộc phải viết tay

Câu 2: Di chúc có phải lập thành văn bản không?

Đáp: Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng” . Tuy nhiên, Di chúc miệng là trường hợp rất đặc biệt. Do đó, văn bản là hình thức thể hiện ý chí của người để lại Di chúc một cách rõ ràng và minh bạch nhất.

Câu 3.  Di chúc có cần phải công chứng, chứng thực không?

Đáp: Điểm b khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:…b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.”.

Căn cứ Điều 628 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc bằng văn bản bao gồm: di chúc không có người làm chứng, di chúc có người làm chứng, di chúc có công chứng, di chúc có chứng thực

Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, Di chúc không phải công chứng, chứng thực vẫn có giá trị pháp lý khi đáp ứng điều kiện về nội dung và hình thức khác theo quy định pháp luật. Điều này được quy định rõ tại khoản 4 Điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015: “Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này”

Câu 4: Di chúc miệng có hợp pháp không?

Đáp: Di chúc miệng là việc người để lại di chúc để lại ý chí cuối cùng không thông qua văn bản mà bằng lời nói. Vì tính xác thực và sự tồn tại ổn định của di chúc nên di chúc miệng là một loại đặc biệt, do đó để được coi là hợp pháp cần đáp ứng điều kiện nhất định: “Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng”  (khoản 5 Điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015)

Câu 5: Những ai không được làm người làm chứng?

Đáp: Theo quy định pháp luật, những người sau đây không làm chứng cho việc lập di chúc: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc và người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Khi những người trên làm chứng trong di chúc mà người để lại di sản nhờ người khác viết hoặc đánh máy lại nội dung di chúc

Câu 6: Pháp luật có yêu cầu về điều kiện của người được nhờ đánh máy di chúc không?

Đáp: Pháp luật không có yêu cầu về điều kiện người được nhờ đánh máy nội dung di chúc. Do đó bất kỳ người nào biết chữ, có khả năng sử dụng máy tính, máy đánh chữ đều đủ điều kiện để là người đánh máy nội dung di chúc

đang cập nhật nội dung


Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. 


Xem thêm: Con cái bất hiếu có bị mất quyền thừa kế tài sản cha mẹ để lại không? 


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *