[VPLS Dương Công] GS.TS Nguyễn Văn Nguyên là tác giả của công trình nghiên cứu khoa học “NO PLUS “, GS Nguyên đã nhờ VPLS tư vấn và đại diện thực hiện thủ tục đăng ký Bản quyền tác giả cho tác phẩm ” “NO PLUS Viên hỗ trợ phòng – chống bệnh tăng huyết áp vô căn”.
Xem thêm: Dịch vụ Đăng ký bản quyền tác giả tại VPLS Dương Công
Sau khi được tư vấn và thực hiện các thủ tục cần thiết, VPLS Dương Công đã tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tại Cục Bản quyền tác giả. Đây là một bộ hồ sơ rất đặc biệt, thứ nhất là loại hình tác phẩm được đăng ký tương đối ít (do tác giả tự chủ yếu công bố trên các tạp chí chuyên ngành). Thứ hai, tại thời điểm đăng ký thì Nghị định 17/2023/NĐ-CP nghị định hướng dẫn về Luật Sở hữu trí tuệ (hướng dẫn phần quyền tác giả, quyền liên quan) mới có hiệu lực.
Mặc dù những khó khăn đã lường trước nhưng khi bắt đầu thực hiện thì gặp phải những tình huống ngoài dự liệu.
Cục Bản quyền đã từ chối tiếp nhận!
Ngày 18 tháng 07 năm 2023 VPLS Dương Công đã cử người nộp hô sơ đăng ký quyên tác giả tại Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tuy nhiên, chuyên viên đã từ chối tiếp nhận hồ sơ với 3 lí do sau:
1. Tác phẩm đăng ký không phải là Công trình nghiên cứu văn hóa, văn học, nghệ thuật, khoa học mà là tác phẩm viết khác;
2. Trong tác phẩm có sử dụng hình ảnh được lấy trên internet có trích nguồn nhưng không có chứng minh mua bán quyền sử dụng những hình ảnh này hoặc loại bỏ các hình ảnh này ra khỏi tác phẩm;
3. Tại Tờ khai không được tích bằng tay vào các ô tích; tại các tài liệu kèm theo không được điền các thông tin bằng bút mực (ví dụ như ngày, tháng, năm). Yêu cầu phải đánh máy hoặc tích tay nhưng phải có chữ kí của tác giả hoặc người đại diện theo ủy quyền.
Giải pháp nào cho vấn đề trên?
Thường nếu là tác giả và nhiều tư vấn khác được ủy quyền sẽ sửa đổi để có kết quả. Tuy nhiên, tác phẩm là đứa con tinh thần của tác giả và đâu đó là sự uy tín của chúng tôi khi tiếp nhận Hồ sơ. Chúng tôi đã chủ động liên hệ với tác giả về diễn biến, khó khăn đang gặp phải và có những quan điểm kịp thời để bảo về quyền của tác giả theo quy định pháp luật.
Ngày 25/07/2023, VPLS Dương Công đã có văn bản số 115/2023/DCLF gửi đến Cục Bản quyền tác giả. Nội dung chính như sau:
Sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật, hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả, VPLS Dương Công có một số ý kiến như sau:
Thứ nhất, tác phẩm “NO PLUS Viên hỗ trợ phòng – chống bệnh tăng huyết áp vô căn” là tác phẩm Công trình nghiên cứu khoa học theo điểm điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ.
“Điều 6. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ:
a) Tác phẩm văn học, khoa học và tác phẩm khác thể hiện dưới dạng chữ viết bao gồm: Tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn; bút ký, ký sự, tùy bút, hồi ký; thơ, trường ca; kịch bản; công trình nghiên cứu văn hóá, văn học, nghệ thuật, khoa học và các bài viết khác;
Theo quy định tại khoản 4, Điều 3 Luật Khoa học và công nghệ 2013: “Nghiên cưu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiêu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn.” Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 78/2014/NĐ-CP về giải thưởng hồ chí minh, giải thưởng nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Công trình khoa học và công nghệ là sản phẩm của lao động sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, bao gồm:
a) Công trình nghiên cứu khoa học là kết quả của hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp và ứng dụng vào thực tiễn ;”
Tác phẩm “NO PLUS Viên hỗ trợ phòng – chống bệnh tăng huyết áp vô căn” này không phải là những hiểu biết thông thường mà là kết quả của hoạt động khám phá, phát hiện tìm hiểu bản chất và sáng tạo ra giải pháp nhằm áp dụng vào thực tiễn của tác giả. Cụ thê là sự vận dụng, sáng tạo của việc ứng dụng thành tựu giải thưởng Nobel Y học về tác dụng của NO điều hòa huyết áp và bảo vệ sức khoẻ. Vậy tác phẩm hoàn toàn đáp ứng là công trình nghiên cứu khoa học. Do đó, việc từ chối vì cho rằng đây không phải công trình nghiên cứu khoa học và cho rằng đây là tác phẩm viết khác của chuyên viên là không có căn cứ.
Thứ hai, Việc sử dụng hình ảnh trong tác phẩm là hoàn toàn hợp pháp và không thuộc trường hợp phải có tài liệu chứng minh “mua bán” quyền sử dụng hình ảnh.
Tác phẩm “NO PLUS Viên hỗ trợ phòng – chống bệnh tăng huyết áp vô căn” là một bài viết tổng thể và thống nhất. Bố cục tác phẩm được chia làm 02 mục chính: nội dung viết và và phần hình ảnh mô phỏng. Hình ảnh được sử dụng trong phần mô phỏng này được tham khảo là các hình ảnh đã được công bố, và sử dụng trên mạng internet, tác phẩm có trích nguồn và với mục đích để minh họa cho kết quả nghiên cứu thể hiện trong tác phẩm.
Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2022:
“Điều 25. Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả
1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin vê tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm bao gồm:
đ) Trích dần hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả đê bình luận, giới thiệu hoặc minh họa trong tác phẩm của mình; đê viêt báo, sử dụng trong ân phẩm định kỳ, trong chương trình phát sóng, phim tài liệu;”
Trên thực tế, phần lớn các tác phẩm khoa học, tác phẩm nghiên cứu đều có trích dẫn, tham khảo một phần nội dung của tác phẩm khác để tạo nên một tác phẩm tổng thể và tác phẩm này không bị coi là vi phạm nếu tuân thủ Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ đã trên; Tương tự, đối với với tác phẩm của tác giả Nguyễn Văn Nguyên cũng chỉ trích dẫn (hình ảnh) một cách hợp lý tác phẩm mà không sai ý tác giả để minh họa trong tác phẩm của mình; mặt khác cũng theo quy định pháp luật việc sử dụng các hình ảnh đã đề cập trong tác phẩm của tác giả cũng không phải trả tiền bản quyên. Do đó việc yêu cầu tài liệu chứng minh “mua bán” quyền sử dụng hình ảnh là không có căn cứ hoặc loại bỏ các hình ảnh này trong tác phẩm này cũng không hợp lý.
Thứ ba, việc phải tích bằng máy trong tờ khai; không được điên thông tin bằng tay (bút mực) trong tài liệu đăng ký bản quyền là máy móc, dập khuôn và không có căn cứ pháp lý;
Lý giải cho lý do từ chối, chuyên viên có đưa ra căn cứ như sau:
“Điều 38. Nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan
7. Tài liệu trong hô sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyên liên quan…; phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kê thuộc vê lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp thì cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ có thể sửa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ”
Theo các hiểu thông dụng: “Đánh máy là quá trình viết hoặc nhập văn bản bằng cách nhấn các phím trên một máy đánh chữ, bàn phím máy tính, điện thoại di động hoặc một máy tính. Việc đánh máy được phân biệt với các kiểu nhập văn bản khác, chẳng hạn như chữ viết tay hay nhận dạng bằng giọng nói”. Do vậy, việc tích các ký tự đặc biệt vào các ô trong tờ khai không thuộc vào trường hợp đánh máy; mặt khác, chính quy định pháp luật “phải được đánh máy hoặc in bạng loại mực…“tối nghĩa” không rõ ràng. Mục đích chính của quy định này là nhằm các tài liệu kèm theo rõ ràng, sạch sẽ …. Như vậy, nếu trong tài liệu có việc điền tay một số thông tin (ví dụ như ngày, tháng, năm) cũng không làm sại lệnh nội dung và phù hợp với thực tiễn nên phải được chấp nhận. Do đó, việc từ chối do các lỗi về hình thức này là không có căn cứ.
Toàn văn Công văn mọi người xem tại: Cong van so 115.2023.DCLF
Kết quả như thế nào?
Khi nhận được Văn bản nêu trên, Cục Bản quyền tác giả đã chủ động trao đổi lại với đại diện VPLS và đồng ý tiếp nhận hồ sơ. Sau khi nộp lại hồ sơ ngày 31/08/2023 Cục Bản quyền đã cấp giấy chứng nhận Đăng ký bản Quyền tác giả.
![]() |
![]() |
Đây không chỉ là niềm vui của tác giả tác phẩm khi tác phẩm được ghi nhận, đăng ký mà nó niềm vui cho Tổ chức Tư vấn và đại diện quyền tác giả. Chúng tôi sẽ làm tất cả bằng kiến thức, kinh nghiệm để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình. Trong nội dung của Công văn cũng đề cập rất nhiều những bất cập và khi Cục Bản quyền Tác giả ghi nhận các nội dung này cũng sẽ góp phần tháo gỡ những vướng mắc có thể khi thực hiện thủ tục đăng ký Bản quyền tác giả.
Xem thêm: Dịch vụ Đăng ký bản quyền tác giả tại VPLS Dương Công
Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Địa chỉ: Số 10, ngõ 40 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0867.678.066/ 0869.562.670 (Trưởng Văn phòng)
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com
Website: https://luatsucong.vn/
facebook: https://www.facebook.com/vplsduongcong