Khởi tố theo yêu cầu của người bị hại

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô xâm phạm đến các quan hệ pháp luật. Trách nhiệm xử lý hành vi nguy hiểm cho xã hội là do cơ quan và người tiến hành tố tụng thực hiện tuy nhiên cần phần phân biệt hai hình thức: (i) Cơ quan tiến hành tố tụng “chủ động” thực hiện hoạt động tố tụng đối với tội phạm và (ii) theo yêu cầu của người bị hại thì cơ quan tố tụng sẽ thực hiện các hoạt động tố tụng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ nội dung thứ ii, cụ thể làm rõ những trường hợp chỉ khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại? Xử lý thế nào khi bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự?.

Đọc thêm: Căn cứ miễn trách nhiệm hình s
                   Mẫu đơn tố giác tội phạm
                  Cấu thành tội phạm hình thức và cấu thành tội phạm vật chất

Quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại cụ thể như sau:(1) Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết(2) Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.(3) Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

09 trường hợp chỉ khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại

Đối với những trường hợp chỉ khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại thì tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) đã chỉ rõ ràng cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Khoản 1 Điều 134).
Trường hợp 2: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Khoản 1 Điều 135).
Trường hợp 3: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Khoản 1 Điều 136).
Trường hợp 4: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Khoản 1 Điều 138).
Trường hợp 5: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Khoản 1 Điều 139).Trường hợp 6: Tội hiếp dâm (Khoản 1 Điều 141).
Trường hợp 7: Tội cưỡng dâm (Khoản 1 Điều 143).
Trường hợp 8: Tội làm nhục người khác (Khoản 1 Điều 155).
Trường hợp 9: Tội vu khống (Khoản 1 Điều 156)
  Như vậy, Nếu hành vi của tội phạm phạm vào khoản 1 của các Điều luật được liệt kê ở trên thì cơ quan tố tụng phải căn cứ vào ý kiến, đơn tố giác tội phạm của người bị hại hoặc người đại diện của bị hại (dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết) để xem xét xử lý hình sự hay không?
Khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Ảnh minh họa, nguồn internet

Xử lý thế nào khi bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự?

Đối với hậu quả pháp lý khi bị hại rút đơn yêu cầu thì tại khoản 2, khoản 3 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể như sau:

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Theo đó, hậu quả pháp lý khi bị hại rút đơn yêu cầu là:– Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ;– Trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì cơ quan tố tụng vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.– Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *