Ngày Thế giới chống lao động trẻ em – 12/6

Ngày Thế giới chống lao động trẻ em, viết tắt là WDACL (World Day Against Child Labour) 12-6 là ngày được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra năm 2002 và được Liên hợp quốc công nhận, nhằm nâng cao nhận thức và hành động để ngăn chặn lao động trẻ em. Nó được thúc đẩy bởi sự phê chuẩn của Công ước ILO số 138 về độ tuổi lao động tối thiểu, và Công ước ILO số 182 về các hình thức tồi tệ nhất của lao động trẻ em.

(LSC) Ngày Thế giới chống lao động trẻ em – 12/6

Hàng trăm triệu trẻ em trai và trẻ em gái trên thế giới đang buộc phải làm các công việc vi phạm những quyền cơ bản của chúng – được tự do, giáo dục, y tế và giải trí. Trong số những đứa trẻ này, hơn một nửa các em phải tiếp xúc với các hình thức tồi tệ nhất của lao động trẻ em như làm việc trong môi trường nguy hiểm, làm việc như nô lệ hay các hình thức cưỡng bức lao động, trong các hoạt động bất hợp pháp như buôn bán ma túy, mại dâm  xung đột vũ trang.

Ngày Thế giới chống lao động trẻ em được Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đưa ra vào năm 2002 để thu hút sự chú ý trên phạm vi toàn cầu về vấn đề lao động trẻ em cũng như các hành động và nỗ lực để loại bỏ vấn nạn này. Vào ngày 12/6 hàng năm, ngày kỷ niệm này tập hợp các chính phủ, những người sử dụng lao động, tổ chức lao động, xã hội dân sự, cũng như hàng triệu người dân trên khắp thế giới để làm nổi bật vấn đề lao động trẻ em và những gì có thể được thực hiện để đấu tranh chống lại tình trạng này.

Kể từ hơn 10 năm qua, lao động trẻ em đã được công nhận là một vấn đề thiết yếu về quyền con người trong lao động, cùng với tự do hội họp, quyền thương lượng tập thể, bãi bỏ lao động cưỡng bức, không phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp. Tuy nhiên, mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ rộng lớn xung quanh vấn đề này song theo ILO, trên thế giới vẫn còn 168 triệu lao động trẻ em, trong đó 85 triệu em phải chịu các hình thức tồi tệ nhất của lao động trẻ em. Đây thực sự là những con số đáng báo động.

Ngày Thế giới chống lao động trẻ em năm nay (12/6/2024) là dịp để lên tiếng kêu gọi hành động nhằm vận dụng, cải thiện và mở rộng các hình thức bảo trợ xã hội, các hệ thống an sinh xã hội quốc gia phù hợp với nhu cầu của trẻ em và cùng góp phần vào cuộc đấu tranh chống lao động trẻ em, để các hình thức bảo trợ xã hội có thể đến được với các nhóm trẻ em dễ bị tổn thương nhất.


VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *