Nhận diện hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, vấn nạn hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ đang trở thành một thách thức lớn đối với nền kinh tế, doanh nghiệp và người tiêu dùng tại Việt Nam. Hàng giả không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ mà còn làm suy giảm lòng tin của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường.

NHẬN DIỆN HÀNG HÓA GIẢ MẠO VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 

ThS. Hồ Thị Thanh Trúc & Nguyễn Hoài Bảo Trâm 

Tóm tắt: Hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả đặt ra nhiều thách thức đối với quyền sở hữu trí tuệ trên toàn cầu, ảnh hưởng đến nền kinh tế và tính toàn vẹn của thương hiệu. Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ làm suy yêu các doanh nghiệp hợp pháp, đặc biệt trong các ngành công nghiệp xa xỉ. Vấn nạn này ngày càng trở nên nguy cấp trong bối cảnh khoa học, kỹ thuật ngày càng phát triển, việc làm giả tính vi, phức tạp. Bài viết tập trung nghiên cứu pháp luật và thực hiện về hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, trên cơ sở đó, đề xuất hướng giải quyết những bất cập, vướng mắc liên quan đến vấn đề này.

Từ khóa: Hàng giả; sở hữu trí tuệ; hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ 

Nhận bài: 16/12/2024                                                   Hoàn thành biên tập: 06/01/2025                                                                Duyệt đăng: 14/01/2025 
IDENTIFYING COUNTERFEIT GOODS REGARDING INTELLECTUAL PROPERTY UNDER VIETNAMESE LAW
Abstract: The production and trade of counterfeit goods pose many challenges to intellectual property rights globally, affecting the economy and brand integrity. Counterfeit intellectual property goods undermine legitimate businesses, especially in the luxury industry. This problem is becoming increasingly urgent in the context of increasingly advanced science and technology, where counterfeiting becomes more sophisticated and complex. This article focuses on studying the law and practice of counterfeit intellectual property goods, on that basis, it proposes solutions to the shortcomings and difficulties related to this issue.
Keywords: Counterfeit goods; intellectual property; counterfeit intellectual property goods.
Article received: 16/12/2024                                             Editing completed: 06/01/2025                                                           Approved for publication: 14/01/2025
Đặt vấn đề
Hoạt động sản xuất và buôn bản hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ đặt ra những thách thức pháp lý trên toàn cầu. Theo Harvard Business Review, các thương hiệu thời trang xa xỉ giả chiếm 60 – 70% trong tổng số 4,5 nghìn tỷ đô la thương mại hàng giả, chiếm 1/4 tổng doanh số bán hàng thời trang xa xỉ. Tại Việt Năm, riêng năm 2024, ngành Hải quan đã xử lý 60 vụ việc vi phạm về hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hàng giả xuất xứ. Trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 32,686 tỷ đồng, trong đó có hàng hóa giả mạo nhãn hiệu các thương hiệu nổi tiếng như. Gucci, Nike, Chanef.

Tại Việt Nam, hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ được quy định lần đầu trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, tuy nhiên, đến nay, sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, pháp luật về hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ còn tồn tại một số bất cập, vướng mắc, gây khó khăn cho công tác thực thi: (i) Khái niệm hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ chưa có tính phân biệt với hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hàng giả nói chung, (ii) Các quy định về hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau, có sự chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, dẫn đến chồng chéo giữa các quy định, gây khó khăn cho công tác thực thi pháp luật

1. Nhận diện hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam
Việc quy định hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ là nỗ lực nội luật hóa điều ước quốc tế làm điều kiện tiên quyết để Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bắt nguồn từ thuật ngữ “counterfeit trademark goods”. Theo Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại về quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS), hàng hóa giả mạo sở hữu trí tuệ bao gồm hàng hóa mang nhãn hiệu giả mạo và hàng hóa vi phạm bản quyền. Trong đó:
– Hàng hóa mang nhãn hiệu giả mạo có 02 loại: (i) Hàng hóa, bao bì hàng hóa mang nhãn hiệu hàng hóa trùng và không thể phân biệt về những khía cạnh cơ bản với nhân hiệu hàng hóa đã được đăng ký hợp pháp cho hàng hóa đó. (ii) Hàng hóa xâm phạm quyền của chủ sở hữu theo pháp luật của nước nhập khẩu.
– Hàng hóa vi phạm bản quyền gồm 02 loại: (i) Hàng hóa là bản sao được làm ra mà không có sự đồng ý của người nắm quyền ở nước sản xuất, (ii) Tác phẩm phải sinh được làm ra trực tiếp hoặc gián tiếp từ một sản phẩm mà việc làm bản sao sản phẩm đó cấu thành hành vi xâm phạm bản quyền hoặc quyền liên quan theo luật của nước nhập khẩu.

Việt Nam nội luật hóa quy định về hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ không hoàn toàn và có những điểm khác biệt so với Hiệp định TRIPS. Theo Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung các năm 2009, 2019, 2022 (Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005), hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ gồm: (1) Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, (ii) Hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, (ii) Hàng hóa sao chép lậu. Trong đó:

– Hàng hóa giả mạo nhẫn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn: (1) Nhãn hiệu, (1) Dấu hiệu, (ii) Tem, nhãn có chứa các dấu hiệu trùng và tương tự đến mức khó phân biệt với nhân hiệu đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.
– Hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý là: (1) Hàng hóa, (ii) Bao bì của hàng hóa có gắn dấu hiệu, tem, nhân có chứa các dấu hiệu trùng và tương tự đến mức khó phân biệt với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó và việc gần dầu hiệu này được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân không có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
– Hàng hóa sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan.
Như vậy, khái niệm hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ trong Hiệp định TRIPS có nội hàm rộng hơn hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam. Cụ thể, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và hàng hóa xâm phạm bản quyền gần với khái niệm hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam hơn là hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ. Ở hàng hóa mang nhãn hiệu giả mạo còn mô tả thêm hành vi xâm phạm quyền của chủ thể có quyền đối với nhãn hiệu và ở hàng hóa xâm phạm bản quyền còn có hành vi làm tác phẩm phái sinh từ tác phẩm được bảo hộ trái phép. Tuy nhiên, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ áp dụng đối với tất cả các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ mà không – chỉ áp dụng đối với nhân hiệu và bản quyền.

Tuy đã có quy định về hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ nhưng để hiểu và nhân diện hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ lại không đơn giản. Hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam có 03 khái niệm liên quan đến hàng giả. Các khái niệm đó là: (1) Hàng giả (1) Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, (m) Hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, trong một số văn bản còn sử dụng thuật ngữ hàng hóa xâm phạm để chỉ chung hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể:

Trước hết về khái niệm hàng giả, hàng giả được hiểu là một loại hàng hóa bị người không phải bên sản xuất hay chủ sở hữu, làm giả về hình thức hoặc chất lượng của hàng hòa thật. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa đưa ra định nghĩa khái quát về hàng giữ. Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Nghị định số 98/2020/NĐ-CP) định nghĩa hàng giả theo phương pháp liệt kê, hàng giả gồm (1) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đùng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa, hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đừng so với già tì sử dụng, công dựng đã công bố hoặc đăng ký, (i) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ  70% trở xuống so với mức tối thiều quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhân bào bị hàng hóa) (ii) Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 31 Điều 2 của Luật Dược năm 2016, sửa đổi, bổ sung năm 2024, (v) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất. không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký, có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhân bao bì hàng hóa, có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký công bố áp dụng (v) Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa, giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác, giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa, (vi) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.
Như vậy, về bản chất, hàng hóa giả mạn về sở hữu trí tuệ là một loại hàng giả, tuy nhiên, với các trường hợp liệt kê ở trên, phân luật không đề cập đến làm giả các đối tượng sở hữu trí tuệ.
Về phân biệt hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hiện nay, pháp luật chưa có khái niệm hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Nghị định số 105/2006/NĐ- CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ (Nghị định số 105/2008/NĐ-CP), có thể hiểu, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu tới tuệ là các hàng hóa có chưa yếu tố xâm phạm đến quyền tác giả, quyền liên quan, quyền đối với giống cây trồng hay các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp như sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp tên dẫn, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại.
Về đối tượng của quyền sở hữu tí tuệ bị xâm phạm với hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ hẹp hơn so với đãi đối tượng của hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong khi hàng hóa giả mạo về sở hữu trị tuệ chỉ tập trung vào giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, hàng sao chép lậu các đối tượng của quyền tác giả và quyền liên quan thì hàng hòa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm tất cả các đối tượng sở hữu trí tuệ. Hay nói cách khác, có thể hiểu là đối tượng của hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ có thể trở thành đối tượng của hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Về hành vi, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không chỉ có hành vi giả mạo mà còn bao gồm những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khác. Vì vậy, về bản chất, hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ cũng là một loại hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Như vậy, giữa ba khái niệm trên, hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ có nội hàm và ngoại diên hẹp nhất. Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ về bản chất vừa là hàng giả, vừa là hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Có thể khái quát các đặc điểm của hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ như sau: (i) Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ là một loại hàng giả vì có yếu tố được sản xuất từ người không phải là bên sản xuất hay chủ sở hữu, trong đó, hàng giả mang ngoại điên rộng hơn vì ngoài yếu tố về sở hữu trí tuệ là nhẫn hiệu, chỉ dẫn địa lý, các đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan, hàng giả còn là những hàng hóa được làm giả các yếu tố khác; (i) Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ mà hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ xâm phạm hẹp hơn so với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ tại Việt Nam, chỉ bao gồm nhân hiệu, chỉ dẫn địa lý, các đối tượng của quyền tác giả và quyền liên quan bị sao chép lậu. Hàng hóa giả mạo các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ khác thì không thuộc hàng hóa giả mạo sở hữu trí tuệ mà thuộc về hàng hòa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ rồng hơn không chỉ về đối tượng mà còn là ngoài yếu tố giả mạo ra, những hàng hóa có chứa yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khác cũng thuộc hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, (ii) Những dấu hiệu nhận diện hàng hóa giả mạo về sở hữu trì tuệ là những dấu hiệu về hình thức. Một trong những dầu hiệu nhân diễn của một sản phẩm là bao bì, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Với ý nghĩa đó, việc giả mạo nhân hiệu, chỉ dẫn địa lý – thực chất là hành vi làm giả các yếu tố nhận biết được gắn bên ngoài sản phẩm. Đối với hàng hóa sao chép lậu là sự sao chép, hình thành một bản sao gần giống hoặc trùng với sản phẩm đã được đăng ký thông qua nhiều hình thức như chép lại bằng chữ viết các ký tự đặc biệt hay bằng hình ảnh, (iv) Hành vi vi phạm về hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ mang tính chất nguy hiểm hơn hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở yếu tố lỗi, hành vi này luôn xuất phát từ lỗi cố ý.
Ảnh minh họa
2. Một số vẫn đề pháp lý về hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và đề xuất, kiến nghị
Thứ nhất, khái niệm hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, hàng hóa xâm phạm về sở hữu trí tuệ, hàng giả chưa có quy phạm định nghĩa tạo ra “vùng xám”, gây khó khăn cho việc thực thi pháp luật.
Khái niệm hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ được trình bày dưới dạng liệt kê các đặc điểm nhận diện của hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ. Sử dụng cụm từ “sở hữu trí tuệ” nhưng chỉ “nhắm đến nhân hiệu, chỉ dẫn địa lý, quyền tác giả và quyền liên quan.
Hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không được định nghĩa mà chỉ được nhắc đến trong khoản 5 Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ. Trong Nghị định số 105/2006/NĐ-CP và Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP sử dụng xuyên suốt thuật ngữ hàng hóa xâm phạm”. Cụ thể, tại Điều 29, hàng hóa xâm phạm được phân biệt thành. (1) Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, (ii) Hàng hóa xâm phạm mà không phải là hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ. Với cách quy định này, hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ là một loại hàng hóa xâm phạm. Như vậy, liệu hàng hóa xâm phạm có đồng nhất với hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ có phải là một bộ phân của hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không, nghiên cứu cho thấy, đây là một lỗi trong kỹ thuật lập pháp, thuật ngữ không được dùng một cách nhất quán, gây khó hiểu, từ đó, dẫn đến khó khăn cho việc áp dụng pháp luật.

Theo Điều 226 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Bộ luật Hình sự năm 2015), tôi danh áp dụng cho hành vi sản xuất, nhập khẩu, têu thụ hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ được xếp vào Tôi xâm phạm quyền tác giả quyền liên quan và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Nghiên cứu cho thấy, quy định này là chưa hợp lý, bởi lẽ, hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ là một loại hàng giả nhưng lại không thể áp dụng các tội danh về hàng giả vốn có tính chất, mức độ nguy hiểm cao hơn các tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Hơn nữa, nếu đã quy định riêng biệt thành hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ là một loại khác với hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì cần có những chế tài áp dụng riêng cho những hành vi vi phạm liên quan đến loại hàng hòa này, nhưng pháp luật lại ghép vào tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, gián tiếp thừa nhận hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ là một loại hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Điều này làm cho nỗ lực phân biệt hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ để đạt mục đích quản lý nhà nước đối với loại hàng hòa giả mạo đặc biệt này trở nên không hiệu quả.

Nghiên cứu cho thấy, xử lý hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ nên xếp vào các tội danh về hàng giả theo các điều 192, 193, 194 và 195. Trong đó, bổ sung hàng giả là hàng hóa giả mạo quyền sở hữu trí tuệ là một tình tiết đặc biệt có ý nghĩa trong việc định khung hình phạt. Còn các tội danh như Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan và Tôi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp sẽ phù hợp để xử lý các hành vi liên quan đến hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về cả bản chất và thuật ngữ.
Theo quy định tại Điều 82 Bộ luật Hình sự năm 2015 về các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội, hai khái niệm hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa giả mạo quyền sở hữu trí tuệ được đặt cạnh nhau, có sự phân biệt. Với cách quy định này, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa giả mạo quyền sở hữu trí tuệ là hai loại hàng hóa khác nhau. Còn theo Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31/01/2022 của Chính phủ, hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng như hai loại khác nhau. Có thể thấy, việc không rõ ràng, nhất quân trong các quy định này gây khó khăn cho công tác thực thị, cụ thể, về xử lý hình sự liên quan đến sở hữu trí tuệ chưa thực hiện được vụ nào vì theo Điều 192 Bộ luật Hình sự năm 2015, chỉ áp dụng cho hành vi sản xuất hàng giả, buôn bán hàng giả, không áp dụng cho hàng giả về sở hữu trí tuệ.
Vì vậy, nghiên cứu cho rằng, pháp luật về sở hữu trí tuệ cần bổ sung quy định rõ ràng, đầy đủ, cụ thể, thống nhất về khái niệm hàng giả, hàng hóa xâm phạm về sở hữu trí tuệ và hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ. Theo kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp, thuật ngữ hàng giả được sử dụng với từ ngữ “contrefacon”, theo đó, hàng giả là hoạt động làm giả, bắt chước, sao chép một phần hoặc toàn bộ nhân hiệu, kiểu dáng, mẫu hữu ích sáng chế, phần mềm, quyền tác giả hoặc quyền đối với giống cây trồng mà không có sự đồng ý của chủ thể đăng ký quyền. Qua đó, có thể thấy, khái niệm hàng giả của pháp luật Pháp rất rộng, khái quát, gắn với các đối tượng sở hữu trí tuệ, gồm quyền tác giả, giống cây trồng, kiểu dáng, nhãn hiệu, phần mềm. Ngoài ra, hàng giả theo định nghĩa của WTO, là sự xuất hiện không được pháp của một nhãn hiệu giống một phần hoặc tương tự với sản phẩm có nhãn hiệu đã được đăng ký với mục đích lừa dối người tiêu dùng tin rằng họ đang mua sản phẩm gốc. Với cách quy định mạng tính khái quát này sẽ giúp cơ quan chức năng dễ dàng hơn trong việc xử lý đối với hàng giả nói chung và hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ là hàng giả thì có thể áp dụng các tội danh về hàng giả cho các hành vi vi phạm về hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ. Các tội danh về hàng giả tại các điều 192, 193, 194 và 195 Bộ luật Hình sự năm 2015 cần bổ sung yếu tố giả mạo về sở hữu trí tuệ như một tình tiết định khung, còn các tội danh tại ĐIều 225 và Điều 226 áp dụng đối với hành vi vi phạm liên quan đến hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. 
Thứ hai, các quy định về hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ nằm rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Điều này dẫn đến việc khó tiếp cận, tổng hợp và áp dụng các quy định. Hiện nay, các quy định pháp luật về hàng hóa giả mạo cũng như các quy định về biện pháp xử lý các hành vi kinh doanh, sản xuất hàng hóa giả mạo được quy định không thống nhất, xuất hiện ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc các ngành luật như sở hữu trí tuệ, hành chính, dân sự, hình sự và các nghị định hướng dẫn. Ngoài ra, các đối tượng điều chỉnh của hàng giả luôn thay đổi, có sự khác nhau, đặc biệt, trong thời đại số hóa, khoa học công nghệ phát triển dẫn đến xuất hiện nhiều hơn những hàng hóa giả mạo tinh vi được kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử. 
Để thuận tiện cho công tác quản lý, nghiên cứu cho rằng, cần xây dựng một văn bản hoàn chỉnh, thống nhất các quy phạm pháp luật về hàng giả nói chung. Theo đó, hàng giả được phân biệt thành nhiều loại, trong đó, có hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…. Bên cạnh đó, các khái niệm cần được định nghĩa và giải thích rõ ràng, làm căn cứ áp dụng chính xác, thống nhất, đồng bộ. 
Kết luận
Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ ngày càng trở thành vấn đề nghiêm trọng và có tác động tiêu cục đến kinh tế của người sản xuất và người tiêu dùng. Pháp luật về hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ đến nay còn tồn tại nhiều bất cập như: Khái niệm hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ chưa có tính phân biệt với hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hàng giả nói chung; các quy định về hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ còn rải rác ở nhiều văn bản với các quy định thiếu tính thống nhất. Vì vậy, nghiên cứu cho thất, cần bổ sung các quy phạm định nghĩa cụ thể, rõ ràng các khái niệm về hàng giả, hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; xây dựng, ban hành một văn bản thống nhất các thuật ngữ, xếp các hành vi vi phạm liên quan đến hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ vào các tội danh về hàng giả, trong đó, tình tiết giả mạo về sở hữu trí tuệ là tình tiết định khung. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Uyên Nhi (2024), “Pháp luật về hàng giả, hàng nhái và biện pháp bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp, người tiêu dùng”, https://danchuphapluat.vn/phap-luat-ve-hang-gia-hang-nhai-va-bien-phap-bao-ve-quyen-loi-doanh-nghiep-nguoi-tieu-dung, truy cập ngày 15/11/2024.
2. Vính (2019), “Hàng giả và hàng hóa giả mạo sở hữu trítuệ ở Việt Nam”, http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/Hang-gia-va-hang-hoa-gia-mao-so-huu-tri-tue-o-Viet-Nam, truy cập ngày 15/11/2024.
3. Hồng Vân (2024), “Ngăn ngừa vi phạm quyền sở hữu trítuệ hàng hóa xuất nhập khẩu”, https://thoibaotaichinhvietnam. vn/ngan-ngua-vi-pham-quyen-so-huu-tri-tue-hang-hoa-xuat-nhap-khau-154799.html, truy cập ngày 15/11/2024.
4. Nguyễn Thị Quế Anh (2014), “Một vài suy nghĩ về khái niệm hàng giả trong bối cảnh cuộc chiến chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, tập 30, số 1(2014), 44-53.
5. Spink, J., Moyer, D.C., Park, H. etal, “Defining the types of counterfeiters, counterfeiting, and offender organizations”,” Crime Sci 2, 8 (2013), https//doi.org/10.1186/2193-7680-2-8, truy cập ngày 15/11/2024.
6. Huy Cường (2023), “Bất cập trong xử lý hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ”, https://baobinhphuoc.com.vn/news/4/151952/bat-cap-trong-xu-ly-hang-hoa-vi-pham-so-huu-tn-tue, truy cập ngày 15/11/2024
7. Lei Song. Yan Meng, Hua Chang, Wenjing Li d, Kang Tan (Frank) (2021), “How counterfeit dominance affects luxury fashion brand owners’ perceptions. A cross-cultural examination, Journal of Business Research Volume 130 June 2021, pg 1-13

Nguồn: Tạp chí dân chủ và pháp luật, Kỳ 2 (421) – tháng 01/2025


Xem thêm:

Trường hợp hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ 

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 

Xây dựng và phát triển thương hiệu 


Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com
Tiktok: tiktok.com/@lscchannel

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *