Quy định về đặt tiền để bảo đảm trong tố tụng hình sự

Đặt tiền để bảo đảm là một trong các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự. Dưới đây là một số quy định về biện pháp này:

biện pháp ngăn chặn

1. Đặt tiền để bảo đảm là gì?

Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.

2. Mức tiền đặt để bảo đảm

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án quyết định mức tiền cụ thể mà bị can, bị cáo phải đặt để bảo đảm, nhưng không dưới:

  • Ba mươi triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
  • Một trăm triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng;
  • Hai trăm triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
  • Ba trăm triệu đồng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định mức tiền phải đặt để bảo đảm thấp hơn nhưng không dưới một phần hai (1/2) mức tương ứng quy định trên trong các trường hợp sau đây:

  • Bị can, bị cáo là thương binh, bệnh binh, là người được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân hoặc được tặng Huân chương, Huy chương kháng chiến, các danh hiệu Dũng sĩ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là con đẻ, con nuôi hợp pháp của liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, của gia đình được tặng bằng “Gia đình có công với nước”;
  • Bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

3. Nghĩa vụ của bị can, bị cáo trong biện pháp đặt tiền để bảo đảm

  • Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
  • Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
  • Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

4. Những chủ thể có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm

Những người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền trước để bảo đảm bao gồm: 

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, quyết định bảo lĩnh phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
  • Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
  • Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử;
  • Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm

Xem thêm:

Quy định về bảo lĩnh trong tố tụng hình sự

Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 Bộ luật Hình sự)

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 BLHS 2015


Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *