Khai hải quan là hoạt động không thể thiếu đổi với các doanh nghiệp có mong muốn xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài hoặc nhập khẩu hàng hóa về nước. Pháp luật hiện hành quy định khá cụ thể về các phương thức khai hải quan.

1. Hiểu thế nào về khai hải quan?
Pháp luật hiên hành không đưa ra khái niệm cụ thể về hoạt động khai hải quan, tuy nhiên có thể hiểu khai hải quan là quy trình kê khai thông tin chi tiết về hàng hóa, phương tiện vận tải hoặc hành khách khi nhập cảnh hoặc xuất cảnh qua cửa khẩu của một quốc gia.
Đây là một bước quan trọng trong quản lý xuất nhập khẩu nhằm giúp cơ quan hải quan kiểm soát và giám sát hàng hóa, đảm bảo rằng các hoạt động thương mại quốc tế tuân thủ đúng quy định pháp luật, thuế quan và tiêu chuẩn an toàn của quốc gia đó.
2. Quy định về phương thức khai hải quan
Khoản 2 Điều 29 Luật Hải quan năm 2014 quy định như sau:
“Điều 29. Khai hải quan
2. Khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử, trừ trường hợp người khai hải quan được khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định của Chính phủ.
…”
Như vậy, khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử, trừ trường hợp người khai hải quan được khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định của Chính phủ.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 59/2018/NĐ-CP) thì các trường hợp người khai hải quan được lựa chọn khai theo phương thức điện tử hoặc khai trên tờ khai hải quan giấy, bao gồm:
“…
2. Các trường hợp sau đây người khai hải quan được lựa chọn khai theo phương thức điện tử hoặc khai trên tờ khai hải quan giấy:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vượt định mức miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh;
c) Hàng cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo; hàng xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ an ninh quốc phòng;
d) Hàng quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển của cá nhân;
đ) Hàng hóa là phương tiện chứa hàng hóa quay vòng theo phương thức tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 49 Nghị định này;
e) Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định trong trường hợp mang theo khách xuất cảnh, nhập cảnh;
g) Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, hệ thống khai hải quan điện tử không thực hiện được các giao dịch điện tử với nhau mà nguyên nhân có thể do một hoặc cả hai hệ thống hoặc do nguyên nhân khác.
Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan không thực hiện được thủ tục hải quan điện tử, cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo trên trang thông tin điện tử hải quan chậm nhất 01 giờ kể từ thời điểm không thực hiện được các giao dịch điện tử;
Trường hợp hệ thống khai hải quan điện tử của người khai hải quan không thực hiện được thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan nơi dự kiến làm thủ tục hải quan, trong đó nêu rõ tên và nguyên nhân sự cố, thời hạn dự kiến khắc phục sự cố và phương thức thực hiện thủ tục khai hải quan trong thời gian hệ thống khai hải quan điện tử của người khai hải quan gặp sự cố theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
h) Hàng hóa khác theo quy định của Bộ Tài chính
…”
Xem thêm:
Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp
Quy định về thủ tục nhập khẩu hóa chất để kinh doanh sản xuất trong nước
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.
Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com
Tiktok: tiktok.com/@lscchannel