Quy định về tái chế đối với sản phẩm, bao bì của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu năm 2025

Trong bối cảnh hiện nay, khi biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề nghiêm trọng trên toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nghị định 05/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 06/01/2025 quy định chi tiết về tỷ lệ tái chế và quy cách tái chế bắt buộc.

Nguồn: Internet

1. Đối tượng phải thực hiện tái chế đối với sản phẩm, bao bì

Khoản 1 Điều 77 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 05/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường mới nhất quy định:

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu (sau đây gọi chung là nhà sản xuất, nhập khẩu) các sản phẩm, bao bì quy định tại Cột 3 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này để đưa ra thị trường Việt Nam phải thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì đó theo tỷ lệ, quy cách tái chế bắt buộc quy định tại Điều 78 Nghị định này.

Nhà sản xuất, nhập khẩu quy định tại khoản này là tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về chất lượng và ghi nhãn sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.”

Bên cạnh đó, các đối tượng không phải thực hiện trách nhiệm tái chế quy định tại Khoản 3 Điều 77 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, cụ thể:

3. Các đối tượng sau đây không phải thực hiện trách nhiệm tái chế:

a) Nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, bao bì để xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường.

b) Nhà sản xuất, nhập khẩu có doanh thu bán sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này dưới 30 tỷ đồng/năm;

c) Nhà sản xuất đã đưa ra thị trường bao bì nhưng bao bì đó được chính nhà sản xuất đó thu hồi, đóng gói để tiếp tục đưa ra thị trường; tỷ lệ thu hồi, đóng gói tiếp tục đưa ra thị trường bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tái chế bắt buộc theo quy định tại Cột 4 Phụ lục số XXII ban hành kèm theo Nghị định này.”

2. Tỷ lệ tái chế, quy cách tái chế bắt buộc

Điều 78 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về tỷ lệ tái chế, quy cách tái chế bắt buộc như sau:

Điều 78. Tỷ lệ tái chế, quy cách tái chế bắt buộc

1. Tỷ lệ tái chế bắt buộc là tỷ lệ khối lượng sản phẩm, bao bì tối thiểu phải được thu gom và tái chế theo quy cách tái chế bắt buộc trong năm thực hiện trách nhiệm trên tổng khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất, nhập khẩu được đưa ra thị trường trong năm có trách nhiệm.

Tỷ lệ tái chế bắt buộc của từng loại sản phẩm, bao bì được xác định trên cơ sở vòng đời, tỷ lệ thải bỏ, tỷ lệ thu gom của sản phẩm, bao bì; mục tiêu tái chế quốc gia, yêu cầu bảo vệ môi trường và điều kiện kinh tế – xã hội từng thời kỳ.

2. Tỷ lệ tái chế bắt buộc cho từng loại sản phẩm, bao bì trong 03 năm đầu tiên được quy định tại Cột 4 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này. Tỷ lệ tái chế bắt buộc được điều chỉnh 03 năm một lần tăng dần để thực hiện mục tiêu tái chế quốc gia và yêu cầu bảo vệ môi trường.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường điều chỉnh, ban hành tỷ lệ tái chế bắt buộc cho từng loại sản phẩm, bao bì cho các chu kỳ 03 năm tiếp theo.

3. Nhà sản xuất, nhập khẩu được tái chế các sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu hoặc tái chế sản phẩm, bao bì cùng loại quy định tại Cột 3 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này do nhà sản xuất, nhập khẩu khác sản xuất, nhập khẩu để đạt được tỷ lệ tái chế bắt buộc. Việc tái chế phế liệu nhập khẩu; bao bì là chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất công nghiệp; sản phẩm lỗi bị thải loại trong quá trình sản xuất không được tính vào tỷ lệ tái chế bắt buộc của nhà sản xuất, nhập khẩu.

4. Trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì cao hơn tỷ lệ tái chế bắt buộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì được bảo lưu phần khối lượng chênh lệch để tính vào tỷ lệ tái chế bắt buộc của các năm tiếp theo.

5. Quy cách tái chế bắt buộc là các giải pháp tái chế được lựa chọn cho từng sản phẩm, bao bì được quy định tại Cột 5 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này.”

Như vậy, cá nhân, tổ chức sản xuất, nhập khẩu bao bì phải thuộc đối tượng phải thực hiện tái chế bao bì phải tuân theo tỷ lệ tái chế bắt buộc và quy cách tái chế bắt buộc nêu trên.


Xem thêm:

Hành vi xả chất thải trái phép ra môi trường bị xử phạt thế nào?

Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Điều 237 BLHS)

Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS)


Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com
Tiktok: tiktok.com/@lscchannel

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *