Thủ tục đăng ký mã số mã vạch

Mẫu chứng nhận Mã doanh nghiệp GS1 – VPLS Dương Công chuyên thực hiện Thủ tục đăng ký mã số mã vạch

Mã số mã vạch là một phương pháp nhằm tăng cường hiệu quả và sự tiện lợi trong việc bán hàng và quản lý hàng hóa. Nó bao gồm hai thành phần chính là mã số và mã vạch, được thiết kế để máy đọc có thể nhận dạng qua việc quét.

Trong bài viết này, VPLS Dương Công sẽ gửi đến Qúy bạn đọc Thủ tục đăng ký mã số mã vạch

1. Mã số mã vạch là gì?

Mã số mã vạch là một trong những công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu sản phẩm một cách tự động dựa trên nguyên tắc: đặt cho sản phẩm một dãy số hoặc dãy chữ, sau đó dãy số sẽ được mã hoá dưới dạng mã vạch để máy quét có thể đọc được.

Mã số là dãy số được ký hiệu bằng một dãy chữ số nguyên dưới mã vạch để chứng minh về xuất xứ sản xuất, sự lưu thông hàng hóa của sản phẩm này. Vì vậy mỗi một loại hàng hóa sẽ được gắn cho sản phẩm một dãy số duy nhất! Nói theo cách khác, đây là một sự phân biệt hàng hóa trên từng vùng, từng quốc gia khác nhau.

Mã vạch là một dãy các vạch (đậm, nhạt, dài, ngắn), giữa các vạch có những khoảng trống song song xen kẽ được sắp xếp theo một quy tắc mã hóa nhất định để thể hiện mã số để máy có thể đọc được.

Ngày nay, mã vạch còn có thể được in theo các mẫu của các điểm, theo các vòng tròn đồng tâm, hoặc ẩn trong hình ảnh.

Các loại mã số mã vạch: Có 2 loại chính là mã số 1 chiều (1D) và mã số hai chiều (2D), nhưng phân ra nhiều hệ thống mã vạch như EAN 13, CODE 39, QR CODE,…

Minh họa: các mẫu mã số mã vạch

2. Tại sao các doanh nghiệp nên đăng ký mã số mã vạch

  • Trong mỗi quốc gia: Các doanh nghiệp, các nhà cung cấp sẽ thuận lợi khi quản lý, phân phối; biết được xuất xứ, nguồn gốc của mỗi loại sản phẩm.
  • Trong giao lưu thương mại quốc tế: Các nhà sản xuất, các nhà cung cấp tránh được các hiện tượng gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng; sản phẩm hàng hoá có thể lưu thông toàn cầu mà vẫn biết được lai lịch của nó cũng như đảm bảo độ chính xác về giá cả và thời gian giao dịch rất nhanh.
  • Trong giao dịch mua bán: Kiểm soát được tên hàng, mẫu mã, quy cách, giá cả, nhập kho hàng không bị nhầm lẫn và nhanh chóng, thuận tiện.
  • Tại Việt Nam: Chính phủ đã giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ  (cụ thể là Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia – thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng  – Bộ Khoa học và Công nghệ) là cơ quan quản lý nhà nước về Mã số mã vạch là  đại diện của Việt Nam tham gia tổ chức Mã số mã vạch quốc tế GS1.

3. Thủ tục đăng ký mã số mã vạch

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để đăng ký sử dụng mã số mã vạch.

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm các giấy tờ sau:

  • Bản Đăng kí sử dụng mã số mã vạch đã điền đầy đủ thông tin, thủ trưởng ký tên, đóng dấu (02 bản). Để đăng ký mã vạch 10 số, chọn vào mục mã vạch 10 số.
  • Bản sao “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thương mại hoặc “Quyết định thành lập” đối với các tổ chức khác (01 bản);

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký

Có thể nộp bằng 2 phương thức:

  • Đăng ký trực tiếp tại trung tâm đăng ký mã vạch, Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam hoặc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, hoặc:
  • Đăng ký mã vạch online thông qua Trung tâm mã số mã vạch – Gs1 Việt Nam triển khai hệ thống đăng ký mã số mã vạch online qua cổng thông tin Gs1 Việt Nam

4. Hiệu lực sử dụng mã số mã vạch sau khi đăng ký

Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận không quá 03 năm kể từ ngày cấp và trong 3 năm này doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục gia hạn mã vạch. Gia hạn mã vạch hay còn gọi là nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm. Cụ thể, mức phí này là:

STT Phân loại phí Mức thu
(đồng/năm)
1 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1
1.1 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm) 500.000
1.2 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm) 800.000
1.3 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm) 1.500.000
1.4 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm) 2.000.000
2 Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) 200.000
3 Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) 200.000

Lưu ý: Các nội dung trong bài viết hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

Dịch vụ tư vấn đăng ký mã số mã vạch của VPLS Dương Công

  • Tư vấn các qui định của pháp luật liên quan đến hoạt động đăng ký và sử dụng mã số mã vạch;
  • Tư vấn tính hiệu quả trong việc sử dụng mã số mã vạch;
  • Soạn thảo hồ sơ, đại diện cho khách hàng thực hiện việc đăng ký mã doanh nghiệp tại Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia – Việt Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam (GS1);
  • Hướng dẫn khách hàng cách tạo và quản lý mã mặt hàng để quản lý hàng hoá của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất.

Xem thêm: Mẫu đơn đăng ký mã số mã vạch

Trình tự, thủ tục đăng ký tên định danh nhanh


Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *