Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm

1- Giấy phép giết mổ gia súc, gia cầm là gì?

Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm thuộc nhóm cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm khi hoạt động. Theo đó, giấy phép giết mổ gia súc, gia cầm chính là giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Giấy phép giết mổ gia súc, gia cầm được cấp cho cơ sở kinh doanh có đủ điều kiện (Xem điều kiện chi tiết tại: Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm cần đáp ứng điều kiện gì?)

2- Thủ tục xin cấp giấy phép giết mổ gia súc, gia cầm

2.1. Thành phần hồ sơ

Theo khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010, hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

2.2. Cơ quan giải quyết

Điều 35 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Trong đó, hoạt động kinh doanh giết, mổ gia cầm thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục Thú y cấp tỉnh thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Vì vậy, thẩm quyền cấp giấy phép là Chi cục Thú y cấp tỉnh.

2.3. Trình tự thực hiện thủ tục

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Chi cục Thú y tỉnh – nơi đặt cơ sở.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và các giấy tờ liên quan.

Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, cần sửa đổi, bổ sung thì cán bộ thú y trực tiếp kiểm tra hướng dẫn chủ kinh doanh để hồ sơ hợp lệ.

Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cơ quan Thú y có phải tiến hành kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh đối với cơ sở trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 3: Chi cục Thú y sẽ thành lập Đoàn kiểm tra các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật về vệ sinh thú y, cũng như các trang thiết bị, phương tiện, các dụng cụ sử dụng… đối với cơ sở.

Nếu đủ điều kiện thì đoàn sẽ xác nhận vào biên bản kiểm tra; nếu cơ sở không đảm bảo yêu cầu thì đoàn sẽ hướng dẫn chủ cơ sở sửa chữa đúng quy định.

Bước 4: Chi cục Thú y cấp giấy phép

Bước 5: Chủ cơ sở kinh doanh nhận giấy phép  tại Chi cục Thú y tỉnh.

Trên đây là thủ tục xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.

Lưu ý: Các nội dung trong bài viết hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

Xem thêm:


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG

📍Địa chỉ: Số 10, ngõ 40 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

☎️Điện thoại: 0867.678.066/ 0869.562.670 (Trưởng Văn phòng)

📧Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

🌐Website: https://luatsucong.vn/

🔗 facebook: https://www.facebook.com/vplsduongcong

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *