Tội hành hạ người khác (Điều 140 BLHS)

Hành hạ người khác là việc gây ra đau đớn, tổn thương hoặc khổ sở cho người khác, cả về thể chất lẫn tinh thần. Người nào có hành vi hành hạ người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. 

  1. Căn cứ pháp lý 

Căn cứ Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:

Điều 140. Tội hành hạ người khác

1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên

c) Đối với 02 người trở lên.”

2. Dấu hiệu cấu thành tội phạm tội hành hạ người khác 

2.1. Về mặt chủ thể 

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự, chủ thể của tội giết người có thể là bất cứ ai (công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch) từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự (năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi). Đặc biệt, chủ thể của tội phạm này phải có mối quan hệ lệ thuộc với nạn nhân.

2.2. Về mặt khách thể 

Các hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình đã xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người (người bị hại) được pháp luật bảo vệ.

Nguồn: Internet

2.3. Về mặt chủ quan 

Về lỗi: Người phạm tội thực hiện hành vi do lỗi cố ý.

  • Cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể gây nguy hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác và mong muốn hậu quả đó xảy ra;
  • Cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể gây nguy hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra

2.4. Về mặt khách quan 

Tội hành hạ người khác được biểu hiện qua hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình, bao gồm các hành vi như:

  • Đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình: hành vi của người phạm tội lặp đi lặp lại trong một thời gian dài, dẫn đến việc gây ra sự đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần đối với người lệ thuộc mình thông qua các hành vi như đánh đập, không cho người đó hại ăn uống, chửi mắng thậm tệ,… nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
  • Làm nhục người lệ thuộc mình: hành vi của người phạm tội xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người lệ thuộc mình một cách trái pháp luật.

Người lệ thuộc ở đây có thể được hiểu là người lệ thuộc về tài chính, công việc, tôn giáo, … chẳng hạn như quan hệ công tác (thủ trưởng với nhân viên), quan hệ thầy trò, quan hệ tôn giáo, quan hệ giữa người làm công với chủ,…Đặc biệt, người lệ thuộc không phải là ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu của người phạm tội hoặc người có công nuôi dưỡng người phạm tội. Bởi, nếu đối tượng lệ thuộc bị ngược đãi là ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình, pháp luật đã quy định riêng tội danh ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình tại Điều 185 Bộ luật Hình sự.

3. Khung hình phạt đối với tội hành hạ người khác

Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Khung 2:  Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:


Xem thêm: 

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS)

Tội đe dọa giết người (Điều 133 BLHS)


Lưu ý: Các thông tin, nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Tiktok: tiktok.com/@lscchannel

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *