Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người

Hành vi mua bán và chiếm đoạt mô hoặc bộ phận người khác đề cập đến việc sử dụng hoặc tiếp nhận tài sản mà không có sự cho phép hoặc quyền sở hữu hợp pháp từ người khác. Đây là một hành vi phạm pháp luật và theo Bộ luật Hình sự thì hành vi này có thể bị truy cứu về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người:

Căn cứ tại Điều 154 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người:

Điều 154. Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người

1. Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vì mục đích thương mại;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;

d) Đối với từ 02 người đến 05 người;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Đối với 06 người trở lên;

d) Gây chết người;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

 

Ảnh minh họa internet
  1. Dấu hiệu cấu thành tội phạm tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể 

  • Về mặt khách thể của tội phạm

Mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người là hành vi lấy đi bộ phận của cơ thể người còn sống trái pháp luật.

Tội phạm xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, thân thể, sức khỏe của người khác, tội phạm còn gián tiếp gây tâm lý hoang mang cho người dân, gây bức xúc trong xã hội.

Do đó, khách thể của tội phạm là quyền sống, quyền được Nhà nước bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người và sự ổn định của xã hội.

  • Về mặt khách quan của tội phạm

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm gồm 02 hành vi là hành vi mua bán và hành vi chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người.

Mua bán mô, bộ phận cơ thể người là hành vi trao đổi mô, bộ phận cơ thể người để nhận được tiền bạc, tài sản hay các lợi ích khác, bên bán có trách nhiệm chuyển giao mô, bộ phận cơ thể theo yêu cầu của bên mua, còn bên mua sẽ tiếp nhận mô, bộ phận cơ thể từ bên bán và có nghĩa vụ chi trả tiền, tài sản hoặc lợi ích khác khi bên bán giao đúng mô, bộ phận cơ thể mà bên mua yêu cầu.

Chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ mô, bộ phận cơ thể người.

Điều 3 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định:

 là tập hợp các tế bào cùng một loại hay nhiều loại khác nhau để thực hiện các chức năng nhất định của cơ thể người.

Bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định.

Việc lấy mô, bộ phận cơ thể người phải tuân thủ theo quy định của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006, các hành vi mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người không theo quy định của Luật này đều phạm tội theo Điều 154 Bộ luật Hình sự.

Nạn nhân bị lấy mô, bộ phận cơ thể phải là người đang sống, việc lấy mô, bộ phận cơ thể có thể gây chết người nhưng cũng có thể không gây chết người.

Tội phạm hoàn thành khi có hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác. Dấu hiệu hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc, dù người phạm tội có mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể thành công hay chưa thì tội phạm cũng sẽ hoàn thành khi có hành vi mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể xảy ra. Dấu hiệu mô, bộ phận cơ thể chỉ có ý nghĩa xác định hình phạt.

  • Về mặt chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể người là bất kì ai có năng lực trách nhiệm hình sự từ 16 tuổi trở lên.

Thứ nhất, chủ thể của tội phạm có thể là bất kỳ ai, có thể thực hiện hành vi phạm tội một mình nhưng cũng có thể là phạm tội có tổ chức. Các đồng phạm có thể cùng thực hiện hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (cùng là người thực hành) nhưng cũng có thể do 1 người thực hành còn các đồng phạm còn lại giữ vai trò tổ chức, xúi giục hoặc giúp sức.

Thứ hai, theo Khoản 1 Điều 16 Bộ luật Hình sự, người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về mọi loại tội phạm, Khoản 2 Điều này quy định một số tội phạm mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Khoản 2 Điều 16 đã liệt kê các tội phạm mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng không bao gồm tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người. Do vậy, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người là người từ đủ 16 tuổi.

Thứ ba, chủ thể của tội phạm phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự bao gồm năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi của mình.

  • Về mặt chủ quan của tội phạm

Chủ thể thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội hoàn toàn nhận thức rõ được hậu quả xâm hại đến sức khỏe, thân thể của nạn nhân, coi mô, bộ phận cơ thể nạn nhân là công cụ để kiếm lời hoặc vì mục đích khác và hoàn toàn mong muốn hậu quả xảy ra.

Mục đích chủ yếu của việc mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người là mục đích thương mại, mục đích cấy ghép, chữa bệnh cho người khác hoặc vì mục đích nghiên cứu khoa học,…

Khung hình phạt của tội phạm tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người

Khung 1: Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm đối với người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể của người khác 

Khung 2: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với người nào có hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

– Có tổ chức;

 Vì mục đích thương mại;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;

– Đối với từ 02 người đến 05 người;

– Phạm tội 02 lần trở lên;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

Khung 3: Phạt tù tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối vời người nào có hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

– Có tính chất chuyên nghiệp;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

– Đối với 06 người trở lên;

– Gây chết người;

– Tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung: Có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm


Xem thêm:

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS)

Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản 

Tội làm nhục người khác (Điều 155 BLHS)


Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *