Hiện nay, tại các khu vực miền núi, các đồng bào dân tộc, hiện tượng tảo hôn và tổ chức tảo hôn vẫn còn diễn ra khá phổ biến. Vấn đề này xảy ra do người dân những khu vực này còn thiếu hiểu biết về những quy định pháp luật và tập quán. Trong bài viết này, VPLS Dương Công sẽ gửi đến bạn đọc quy định của pháp luật hình sự liên quan đến tội tổ chức tảo hôn.
1.1. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm nói chung và của các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình nói riêng là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng không phải ai thực hiện hành vi xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình cũng là chủ thể của tội phạm này, mà chỉ những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định mới là chủ thể của tội phạm.
Chủ thể của tội phạm phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội tổ chức tảo hôn thuộc loại tội ít nghiêm trọng. Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự, người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội còn người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Chủ thể của tội phạm cũng phải có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự gồm năng lực nhận thức hoặc năng lực làm chủ hành vi. Trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi khi không có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ có thể được xem xét loại trừ trách nhiệm hình sự theo Điều 21 Bộ luật Hình sự.
Chủ thể của tội phạm có thể là bất kì ai. Chủ thể của những hành vi này thường là người có mối liên hệ nhất định đối với nạn nhân, người phạm tội có thể là người thân của người chưa đến tuổi kết hôn như: Bố mẹ, ông bà, anh chị em, cô, bác, chú, dì… hoặc những người không phải là người thân của người chưa đến tuổi kết hôn.. Chủ thể của tội phạm có thể là một cá nhân nhưng cũng có thể có đồng phạm cùng thực hiện hoặc một người thực hiện hành vi phạm tội còn những đồng phạm khác có trách nhiệm lên kế hoạch, chuẩn bị tinh thần, công cụ để người thực hành thực hiện hành vi phạm tộiMặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện hành vi tổ chức tảo hôn là do lỗi cố ý, tức là người phạm tội nhận thức rõ việc tổ chức kết hôn cho những người chưa đến tuổi kết hôn là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả xảy ra hoặc có thể xảy ra, mong muốn cho hậu quả đó xảy ra hoặc bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
Động cơ phạm tội, có thể do thiếu hiểu biết, cho rằng kết hôn sớm là điều tất nhiên, là phong tục của dân tộc, quan niệm này thường xuất hiện ở một số dân tộc thiểu số, trình độ dân trí chưa cao.
1.2. Khách thể của tội phạm
Tảo hôn là hành vi kết hôn của người chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định pháp luật.
Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tuổi kết hôn như sau: “Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn”.
Tội tổ chức tảo hôn xâm phạm đến sự tiến bộ của chế độ hôn nhân bởi tảo hôn là một hủ tục cần được xóa bỏ, đồng thời gây hại đến sức khỏe của người tảo hôn. Luật hôn nhân và gia đình quy định tuổi kết hôn cũng chính là nhằm bảo đảm cho nòi giống phát triển lành mạnh, xã hội văn minh, xoá bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình.
Như vậy, khách thể của tội tổ chức tảo hôn và tội tảo hôn là quan hệ hôn nhân tiến bộ, một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình mà Luật Hôn nhân và gia đình quy định. Bảo đảm cho chế độ hôn nhân và gia đình thực sự tự nguyện, tiến bộ.
1.3. Mặt khách quan của tội phạm
Đối với tội tổ chức tảo hôn, người phạm tội có thể có một trong các hành vi sau:
– Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động để người chưa đến tuổi kết hôn được kết hôn;
– Tìm người chưa đến tuổi kết hôn cho người khác để tổ chức kết hôn;
– Chuẩn bị các điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người chưa đến tuổi kết hôn để họ kết hôn với người khác.
Tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn là tổ chức cho nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng nhưng việc xác lập này là trái pháp luật ( không đủ điều kiện kết hôn) mà cụ thể là chưa đủ tuổi kết hôn. Hành vi tổ chức tảo hôn thường được thực hiện bởi việc xác lập quan hệ hôn nhân không có đăng ký nhưng có tổ chức lễ cưới (cưới chui).
Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Nếu trước đó người phạm tội tuy có bị xử lý hành chính, nhưng về hành vi khác không phải là hành vi tổ chức việc kết hôn cho những người chưa đến tuổi kết hôn thì chưa cấu thành tội phạm này.
Hậu quả của tội tổ chức tảo hôn là duy trì những phong tục tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc, tội phạm hoàn thành từ khi xác lập quan hệ hôn nhân.
Hậu quả của tội phạm này có thể chưa xảy ra ngay khi đã có hành vi tổ chức tảo hôn, nhưng nếu vẫn duy trì quan hệ hôn nhân giữa những người chưa đến tuổi kết hôn thì về lâu dài có thể gây ra những thiệt hại cho chính người duy trì quan hệ vợ chồng chưa đến tuổi kết hôn như sức khoẻ bị tổn hại do sinh sản quá sớm, con do họ sinh ra bị khiếm khuyết,…
1.4. Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện hành vi tổ chức tảo hôn là do lỗi cố ý, tức là người phạm tội nhận thức rõ việc tổ chức kết hôn cho những người chưa đến tuổi kết hôn là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả xảy ra hoặc có thể xảy ra, mong muốn cho hậu quả đó xảy ra hoặc bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
Động cơ phạm tội, có thể do thiếu hiểu biết, cho rằng kết hôn sớm là điều tất nhiên, là phong tục của dân tộc, quan niệm này thường xuất hiện ở một số dân tộc thiểu số, trình độ dân trí chưa cao.
2. Hình phạt
Điều luật quy định 01 khung hình phạt có mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.