Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản (Điều 232 BLHS)

Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản được quy định trong BLHS năm 2015 trên cơ sở tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng (Điều 175 BLHS năm 1999). Trong BLHS năm 2015, tội phạm này đã được sửa đổi về tội danh (bổ sung cụm từ “và lâm sản”) cũng như được sửa đổi, bổ sung trong nội dung quy định nhằm đảm bảo tính thống nhất và rõ ràng của điều luật.

(LSC) Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản (Điều 232 BLHS)

Dấu hiệu pháp lí

* Dấu hiệu khách thể của tội phạm

Tội phạm này xâm phạm chế độ quản lí nhà nước về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản. Theo đó, đối tượng tác động của tội phạm là rừng và lâm sản.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng”

Lâm sản là sản phẩm thực vật, động vật và các bộ phận, dẫn xuất của chúng có nguồn gốc thai thác từ rừng (kể cả động vật thuỷ sinh có nguồn gốc bản địa hoặc không có nguồn gốc bản địa nhưng được cơ quan có thẩm quyền cho phép nuôi, thả tại các ao, hồ, sông, suối trong rừng)”.

* Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm được quy định có thể là một trong các hành vi sau:

– Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng trồng từ 20 m³ gỗ loài thực vật thông thường trở lên hoặc từ 15 m³ gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trở lên;

– Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng tự nhiên từ 10 m³ gỗ loài thực vật thông thường trở lên hoặc từ 07 m³ gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trở lên;

– Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng trồng từ 15 m³ gỗ loài thực vật thông thường trở lên hoặc từ 10 m³ gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trở lên;

– Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng tự nhiên từ 07 m³ gỗ loài thực vật thông thường trở lên hoặc từ 05 m³ gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trở lên;

– Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng trồng từ 10 m³ gỗ loài thực vật thông thường trở lên hoặc từ 05 m³ gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trở lên;

– Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng tự nhiên từ 03 m³ gỗ loài thực vật thông thường trở lên hoặc từ 01 m³ gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trở lên;

– Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 50 triệu đồng trở lên; thực vật rừng thông thường ngoài gỗ trị giá từ 100 triệu đồng trở lên;

– Khai thác trái phép gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 01 m³ trở lên tại rừng sản xuất, từ 0,5 m³ trở lên tại rừng phòng hộ hoặc từ 0,5 m³ trở lên tại rừng đặc dụng;

– Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 30 triệu đồng trở lên;

– Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép từ 1,5 m³ gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trở lên; từ 10 m³ gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trở lên; từ 20 m³ gỗ loài thực vật rừng thông thường trở lên;

– Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép loài thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 300 triệu đồng trở lên;

– Khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép gỗ hoặc thực vật rừng ngoài gỗ có khối lượng hoặc trị giá dưới mức quy định tại một trong các trường hợp kể trên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Điều luật còn quy định: Hành vi mà người phạm tội thực hiện không thuộc trường hợp phạm tội huỷ hoại rừng theo Điều 243 BLHS. Tuy nhiên, quy định này là không cần thiết.

* Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi cố ý.

Hình phạt

Điều luật quy định 03 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung và 01 khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.

Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1,5 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

– Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng trồng từ 40 m³ đến dưới 80 m³ gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 30 m³ đến dưới 50 m³ gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

– Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng tự nhiên từ 20 m² đến dưới 40 m³ gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 15 m² đến dưới 30 m² gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

– Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng trồng từ 30 m³ đến dưới 60 m³ gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 20 m³ đến dưới 40 m³ gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

– Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng tự nhiên từ 15 m³ đến dưới 30 m³ gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 10 m² đến dưới 20 m² gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

– Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng trồng từ 20 m² đến dưới 40 m³ gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 10 m² đến dưới 20 m³ gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA; 

– Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng tự nhiên từ 08 m³ đến dưới 15 m² gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 03 m² đến dưới 10 m³ gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;

– Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; thực vật rừng thông thường ngoài gỗ trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 400 triệu đồng;

– Khai thác trái phép gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 02 m³ đến dưới 04 m² tại rừng sản xuất, từ 1,5 m³ đến dưới 03 m³ tại rừng phòng hộ hoặc từ 01 m đến dưới 02 m³ tại rừng đặc dụng;

– Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 60 triệu đồng đến dưới 120 triệu đồng;

– Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép từ 03 m² đến dưới 06 m³ gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; từ 20 m² đến dưới 40 m³ gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; từ 40 m² đến dưới 80 m² gỗ loài thực vật rừng thông thường;

– Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép loài thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 600 triệu đồng đến dưới 1,2 tỉ đồng;

Khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự được quy định:

– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 1 thì bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 01 tỉ đồng;

– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 2 thì bị phạt tiền từ 01 tỉ đồng đến 03 tỉ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

– Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 3 thì bị phạt tiền từ 03 tỉ đồng đến 06 tỉ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm.

– Hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) cho pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự là phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Đọc thêm:

Xem thêm:

Tội đe dọa giết người (Điều 133 BLHS)

Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 Bộ luật Hình sự)

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 BLHS 2015

Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *