Tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 245 BLHS)

Thiên nhiên bao gồm tất cả những gì bao quanh con người mà không do bàn tay con người tạo nên. Thiên nhiên bao gồm không khí, khí hậu, nguồn nước, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn động thực vật, các yếu tố địa lý, địa hình… Ở nước ta có rất nhiều khu bảo tồn thiên nhiên đẹp và được sự công nhận của thế giới. Mỗi một khu bảo tồn thiên nhiên sẽ có những chính sách quản lý riêng và đảm bảo sự vận hành của khu bảo tồn.

Tuy nhiên lại có những hành vi vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên chính vì vậy mà Nhà nước đã có những chính sách đặc biệt quy định về tội này. Vậy trong Điều 245 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như thế nào về tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của VPLS Dương Công: 

(LSC) Tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 245 BLHS)

1. Vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiền là gì?

Vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiền là hành vi gẫy thiệt hại về tài sản, cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên, xâm phạm tới môi trường sinh thái và sự đa dạng sinh học, các nguồn gen quý hiếm phục vụ  khoa học và du lịch sinh thái ở khu bảo tồn thiên nhiên.

2. Các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên

2.1. Khách thể của tội phạm:

Tội phạm này xâm phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, cụ thể là xâm phạm vào chế độ bảo vệ đặc biệt của Nhà nước đối với sự đa dạng sinh học, các nguồn gen quý hiếm phục vụ  khoa học và du lịch sinh thái ở khu bảo tồn thiên nhiên.

Đối tượng tác động của tội phạm này là các khu vực bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, di tích thiên nhiên hoặc các khu thiên nhiên khác trong môi trường sinh thái được Nhà nước bảo vệ đặc biệt.

Vưòn quốc gia là quần thể các điều kiện tự nhiên, nhất là các loài động vật, thực vật tạo nên hệ sinh thái đặc biệt phục vụ nghiên cứu  khoa học, tham quan du lịch sinh thái. Các khu thiên nhiên khác có thể là danh lam thắng cảnh thiên nhiên, công viênquốc gia phục vụ nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, du lịch sinh thái.

Được Nhà nước bảo vệ đặc biệt được hiểu là các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích thiên nhiên hoặc các khu thiên nhiên khác được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực này.

2.2.  Mặt khách quan của tội phạm

+ Hành vi khách quan của tội phạm:

* Sử dụng, khai thác khu bảo tồn thiên nhiên không đúng các quy định của Nhà nước;

* Chặt cây, săn bắt động vật hoang dã, chăn thả gia súc, làm nương rẫy, gây ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường hoặc khai thác quá tải mà không có biện pháp phục hồi…

+ Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự:

Cá nhân hoặc pháp nhân thương mại bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc một trong các trường hợp sau:

* Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng trở lên;

* Gây thiệt hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên có tổng diện tích từ 300 mét vuông trở lên;

* Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2.3. Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm thực hiện với hình thức lỗi cô ý, động cơ và mục đích của tội phạm không phải là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm.

2.4. Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm là bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định hoặc pháp nhân thương mại được thành lập theo quy định của pháp luật có đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự.

3. Hình phạt:

3.1.Đối với cá nhân

Khoản 1 phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;

Khoản 2 phạt tù từ 03 năm đến 07 năm;

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

3.2. Đối với pháp nhân

Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại:

Khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

Khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đêh 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Xem thêm:

Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác (Điều 159 BLHS)
Hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản (Điều 232 BLHS)


Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *